Xử trí như thế nào khi bị ngộ độc nấm?

VIệc phân biệt các loại rau quả độc và đặc biệt là nấm độc thường rất khó và phức tạp. Theo các chuyên gia, trong các loại thực phẩm gây ngộ độc thì ngộ độc nấm là nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong nhiều nhất .

Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La vừa tiếp nhận 6 bệnh nhân trong một gia đình gồm 4 người lớn, 2 trẻ em bị ngộ độc nấm.

Cụ thể, 6 bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng buồn nôn, tiêu chảy. Qua thăm khám, các bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc nấm - loại nấm có chứa muscarin, giờ thứ nhất, tiên lượng nặng.

Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đang thăm khám 1 trong 6 bệnh nhân bị ngộ độc nấm. Ảnh: Giaoducthoidai

Sau khi nhập viện, các bác sỹ đã xử trí rửa dạ dày, truyền dịch lợi tiểu, nhuận tràng và sử dụng than hoạt điều trị giải độc cho bệnh nhân. Rất may do được đưa đến bệnh viện kịp thời nên đến nay sức khỏe các bệnh nhân đã ổn định.

Các loại nấm độc phần lớn được xác định theo kinh nghiệm, mặc dù có một số sách hướng dẫn hoặc đơn giản xác định bằng cách cho súc vật ăn. Tuy nhiên, thực tế thì trong phần lớn các trường hợp, việc xác định nấm và độc tố là rất khó. Độc tố nằm trong toàn bộ cây nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm). Độc tố có thể thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường đất đai, khí hậu và thường gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, rất phức tạp và khó tiên lượng.

Biểu hiện của ngộ độc nấm

‎Khi ăn phải nấm độc, tuỳ theo loại nấm mà có các biểu hiện ngộ độc khác nhau. Biểu hiện ngộ độc nấm có thể xuất hiện rất nhanh ngay sau khi ăn 20-30 phút, còn bình thường biểu hiện ngộ độc xuất hiện sau 2-4 giờ, thậm chí xuất hiện muộn sau khi ăn 20 giờ. Ngộ độc càng muộn thì càng khó chữa.

Ngộ độc do ăn phải nấm độc thường có các biểu hiện chung như sau:

- Đau bụng dữ dội thành từng cơn, đi ngoài ra nhiều nước tanh, thối, dính máu.        

- Buồn nôn, nôn ra thức ăn, có thể lẫn máu.

- Toàn thân mệt mỏi, chân tay lạnh, khát nước, đôi khi nổi mẩn.

- Hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái.

- Co giật, tăng tiết đờm rãi.

- Đi tiểu ít hoặc không đi tiểu được.

- Khó thở do co thắt phế quản, ứ máu ở phổi.

Nhóm gây ngộ độc sớm:

Với một số loại nấm gây ngộ độc sớm, thường biểu hiện sau ăn 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như: giãn mạch, vã mồ hôi, chảy nước mắt, nước dãi, tiêu chảy, nôn mửa, hạ huyết áp… Một số trường hợp còn có các biểu hiện như giãy giụa, co giật, mê sảng, đồng tử giãn, đỏ da, niêm mạc miệng và mắt khô, có các ảo giác như nhìn thấy các đốm sáng hoặc các vạch nối nhau chạy trước mắt…

Nhóm gây ngộ độc muộn:

Nhóm gây ngộ độc muộn thường rất nguy hiểm do dấu hiệu ngộ độc chỉ xuất hiện sau 6 – 12 giờ, thậm chí là 40 giờ. Các biểu hiện thường gặp ở nhóm này là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy nhiều, nước tiểu vàng, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, đi ngoài ra máu… Với nhóm gây ngộ độc muộn, bệnh nhân tử vong rất nhanh chỉ sau vài ngày do suy gan, chảy máu nhiều, co giật…

Cẩn trọng với những loại nấm lạ. Ảnh: Internet

Xử trí ngộ độc nấm

Ngay khi phát hiện và nghi ngời bị ngộ độc nấm cần:

- Gây nôn: Cho bệnh nhân uống nước và gây nôn.

- Uống than hoạt: liều 1gam/kg cân nặng người bệnh.

- Cho người bệnh uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol và nhanh chóng đưa người bệnh cùng nấm đã ăn đến cơ sở y tế gần nhất.

- Nếu người bệnh hôn mê, co giật: cho người bệnh nằm nghiêng; Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở: hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu có tại chỗ.

Phòng ngừa ngộ độc nấm

- Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Chỉ được sử dụng nấm khi biết chắc chắn nấm đó không chứa chất độc hại.

- Không ăn thử nấm, cần bỏ nấm khi nghi ngờ.

- Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc. Không ăn nấm quá già.

- Nấm tươi ăn được mới hái nên nấu ăn ngay, nếu để ôi, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc.

- Khi bị ngộ độc nấm cần phải đưa tất cả những người bị ngộ độc và cả người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến các cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa và theo dõi kịp thời./.

Tổng hợp

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng. Hai người trong số đó đang phải can thiệp ECMO. Điều đáng nói là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Cụm từ “chữa lành” đang được nhắc tới ngày một nhiều, dần trở thành một khái niệm gắn liền với giới trẻ, nhất là thế hệ Z. Vậy nguyên nhân của việc muốn chữa lành là gì, liệu nó có xuất phát từ nhu cầu thực tế hay không và việc người người sử dụng từ "chữa lành" như hiện nay là để trị bệnh hay chỉ là một hiệu ứng đám đông?

Ngồi học sai tư thế là một trong số các thói quen gây ảnh hưởng tới phần cột sống ở trẻ và gia tăng nguy cơ dẫn đến chứng cong vẹo cột sống, đau lưng. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề về chất lượng cuộc sống.

Mới đây, Bộ Y tế thông báo về trường hợp mắc cúm gia cầm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trên thế giới chưa xảy ra dịch lớn trên người do chủng virus này, tuy nhiên đã có ca tử vong.

Việc có kiến thức sơ cấp cứu rất quan trọng để kịp thời hỗ trợ người bệnh không may gặp nạn. Sơ cấp cứu đúng cách, có thể cứu tính mạng người bệnh ngoạn mục. Và dưới đây các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai sẽ hướng dẫn cách cấp cứu khi gặp tình huống có người bị ngừng tim, ngừng tuần hoàn.

Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Bộ y tế khuyến cáo người dân, trong những ngày nắng nóng nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng. Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.