Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

Trong tục lệ truyền thống của người Việt, Tết Đoan Ngọ (hay Tết Đoan Dương) vào ngày mùng 5/5 âm lịch được xem là một trong những dịp lễ Tết quan trọng nhất trong năm. Tết Đoan Ngọ theo từng địa phương mà có những tục lệ khác nhau nhưng đều là dịp để con cháu tìm về nguồn cội, nhớ ơn công đức tổ tiên.

"Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã là "tết giết sâu bọ" do có nguồn gốc gắn liền với mùa màng nông nghiệp và thời tiết. Tháng Năm bắt đầu nắng nóng và cũng là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. 

Ở nhiều làng quê vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên đán, có lẽ "Tết diệt sâu bọ" là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

Một số tục lệ trong ngày Tết Đoan Ngọ

Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ thường là những loại quả đầu mùa như mận, vải, dưa hấu, dứa...rượu nếp, bánh tro hay chè hạt sen....

Mâm cúng vào ngày Tết Đoan ngọ vào mùng 5 tháng 5 âm lịch. Ảnh minh họa (Internet)

Người xưa thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12 giờ trưa) ngày 5/5 âm lịch. Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi hết bệnh tật.

Ở một số địa phương, theo lệ, vào chính Ngọ (12h trưa), người dân đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.

Ngày xưa, có nơi còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà... trẻ nhỏ chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quyệt vào thóp, vào ngực và rốn để tránh đau bụng, nhức đầu. Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã dần bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và đi hái lá thuốc.

Món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ

Theo truyền thống của từng miền mà hoa quả và món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc thì rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm là món không thể thiếu. Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và nếp cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.

Rượu nếp - món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh minh họa (Internet)

Đối với mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung, họ làm cơm rượu bằng phương pháp lên men cổ truyền. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình tự chế biến trong các bữa ăn. Ngoài ra, người miền Trung còn coi Tết Đoan Ngọ là ngày sum họp gia đình nên các món ăn còn có thêm bánh tráng, chè kê và đặc biệt không thể thiếu bánh ú tro.

Với các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp trong dịp Tết Đoan Ngọ sẽ không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ và được ăn kèm với xôi vò. Theo truyền thống của người miền Nam, thì thịt vịt cũng là món ăn không thể thiếu cho ngày lễ này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Diễn ra từ ngày 1/6 đến 31/8 tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên, TP.HCM, Lễ hội Trái cây Nam Bộ được kỳ vọng tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn cho du khách trong cao điểm du lịch hè 2024.

Du khách đến với thủ đô Hà Nội sẽ có dịp tham gia Chương trình "Trải nghiệm trà sen Hồ Tây - tinh hoa trà Việt" vào sáng nay 2/6 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Ngoại thành Hà Nội đang trở thành lựa chọn vui chơi, nghỉ dưỡng lý tưởng với nhiều sản phẩm du lịch được nâng cấp, làm mới cho du khách vào mùa hè năm nay. Du khách có thể tham gia nhiều trải nghiệm khác nhau như leo núi, nghỉ dưỡng, chữa bệnh...

Những vụ việc biến đường giao thông thành sân khấu chụp ảnh, quay video bị xử phạt liên tục thời gian gần đây là lời cảnh tỉnh về ý thức chấp hành pháp luật và tuân thủ các quy tắc giao thông.

“Vị vua không ngai” đã đưa các khán giả nhỏ tuổi cùng khám phá chuyến phiêu lưu từ đời thực lạc bước vào thế giới tưởng tượng đầy màu sắc của Minh - một cậu bé thông minh, can đảm và luôn lạc quan. Minh bước vào cuộc phiêu lưu cùng với muông thú trong rừng, nỗ lực và đấu tranh để bảo vệ thiên nhiên, sự sống. Đây là vở diễn đang hút các khán giả nhí cả nước.

Việt Nam đứng thứ ba trong danh sách những điểm đến châu Á thu hút du khách châu Âu nhất, dựa trên lượt tìm kiếm chỗ ở, nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda công bố.