LHQ lên tiếng trước quyết định đình chỉ tị nạn của EU

Người đứng đầu cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc Filippo Grandi cho biết việc trả lại người tị nạn cho Syria sau khi chính quyền của cựu Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ nên là "tự nguyện" và "an toàn".

Bình luận của ông Grandi được đưa ra sau khi một số nước châu Âu cho biết họ sẽ đình chỉ quyết định tị nạn cho người Syria sau khi chính quyền của cựu Tổng thống al-Assad sụp đổ.

"Cần phải kiên nhẫn và cảnh giác, hy vọng rằng các diễn biến trên thực tế sẽ diễn ra theo hướng tích cực, cho phép những người tị nạn cuối cùng có thể trở về một cách tự nguyện, an toàn và bền vững", ông Grandi cho biết. 

Người đứng đầu cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc  Filippo Grandi 

Cựu tổng thống Syria Bashar al-Assad đã bị lật đổ vào chủ nhật tuần trước trong một cuộc tấn công chớp nhoáng của lực lượng đối lập, chấm dứt hơn nửa thế kỷ cầm quyền của gia đình al-Assad sau 13 năm chiến tranh. 

Cuộc xung đột đã giết chết hàng trăm nghìn người và buộc hàng triệu người phải chạy trốn khỏi Syria, gây ra một trong những cuộc khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Nhiều người đã xin tị nạn ở châu Âu, với lý do lo sợ bị chính phủ đàn áp.

Chỉ một ngày sau khi chính quyền của cựu Tổng thống al-Assad sụp đổ, Đức, Pháp, Áo, Bỉ và một số quốc gia châu Âu khác đã tuyên bố đình chỉ các quyết định của họ về các yêu cầu tị nạn từ người Syria.

Tuy nhiên, ông Grandi cho biết khả năng trở về của những người tị nạn phụ thuộc vào việc liệu các nhà lãnh đạo mới của Syria có ưu tiên luật pháp và trật tự hay không.

Người đứng đầu cơ quan tị nạn Liên hợp quốc cho biết: "Một cuộc chuyển đổi tôn trọng quyền, cuộc sống và nguyện vọng của tất cả người dân Syria - bất kể dân tộc, tôn giáo hay quan điểm chính trị - là rất quan trọng để mọi người cảm thấy an toàn". 

Trong một trong những tuyên bố đầu tiên sau khi lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống  al-Assad, phe đối lập Syria đã kêu gọi người Syria ở nước ngoài trở về và giúp xây dựng lại đất nước. "Syria đang chờ đợi các bạn", họ nói.

Trong khi Đức, nơi có dân số Syria đông nhất bên ngoài Trung Đông, và các chính phủ khác cho biết họ đang theo dõi diễn biến tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này. Áo đã ra tín hiệu sẽ sớm trục xuất người tị nạn trở về Syria.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các đơn vị thuộc Nhóm tác chiến phía Bắc của Nga tiếp tục cuộc tấn công, kiểm soát các khu định cư Daryino và Plyokhovo ở Khu vực Kursk, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin. Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 200 quân ở khu vực Kursk trong ngày qua.

Giới chức Sudan cho biết đã có ít nhất 176 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự trên khắp lãnh thổ nước này.

Các quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ với NBC News rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc xóa tên tổ chức Hayat Tahrir al-Sham (HTS) khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk vừa nêu nhận định về thời điểm các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine có thể diễn ra, khi Warsaw chuẩn bị đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên EU vào tháng 1/2025.

Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc ngày càng sâu sắc. Người dân Hàn Quốc tự hỏi ai sẽ là người điều hành chính phủ và cả quân đội vào thời điểm Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức về chính sách đối ngoại. Những thách thức đó bao gồm căng thẳng ngày càng tăng với Triều Tiên và hoạt động ngoại giao tế nhị cần thiết với đồng minh Mỹ khi lễ nhậm chức của ông Donald Trump đang đến gần.

Cơ quan quản lý cải tạo Hàn Quốc cho biết cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun đã cố gắng tự tử tại cơ sở giam giữ ở phía đông Seoul nhưng bất thành.