Cam go 'cuộc chiến' chống ô nhiễm rác thải nhựa
Đàm phán hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa thất bại
Hiệp ước toàn cầu về giải quyết ô nhiễm nhựa đã không thể đạt được khi các nhà đàm phán ở Busan, Hàn Quốc không thể đi đến sự đồng thuận cuối cùng. Tranh luận diễn ra gay gắt giữa một bên là hơn 100 quốc gia ủng hộ việc hạn chế sản xuất nhựa, với một số các quốc gia sản xuất dầu mỏ cho rằng, nên tập trung vào vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, thay vì đồ nhựa nói chung. Sau thất bại lần này, các nước nhất trí tiếp tục đàm phán trong năm 2025 với địa điểm vẫn chưa xác định. Đại biểu của các nước thừa nhận cần có thêm thời gian để giải quyết các quan điểm khác nhau và hoàn thiện khuôn khổ của hiệp ước chống ô nhiễm rác thải nhựa.
Cuộc họp thứ năm Ủy ban Đàm phán liên chính phủ của Liên hợp quốc đã kết thúc mà không đưa ra thỏa thuận nào về hiệp ước nhựa toàn cầu. Đây là vòng đàm phán cuối cùng về hiệp ước này, sau các cuộc họp trước đó từ 2022. Một phương án do Panama đề xuất, được hơn 100 quốc gia ủng hộ, là vạch ra lộ trình cho mục tiêu giảm sản lượng nhựa toàn cầu. Trong khi đó, một nhóm nhỏ các quốc gia sản xuất hóa dầu như Ả rập Xê út vẫn phản đối mạnh mẽ phương án giảm sản xuất nhựa và cố gắng sử dụng các chiến thuật thủ tục để trì hoãn các cuộc đàm phán.
Nhựa không phải là sự tiện lợi. Nhựa là chất độc. Mỗi sản phẩm mà chúng ta cho phép sản xuất không giới hạn đều là cuộc tấn công trực tiếp vào sức khỏe, thiên nhiên và con cái của chúng ta. Đối với những người cản trở tiến trình này, thì họ đang để cuộc khủng hoảng tiếp diễn và nó sẽ giết chết chúng ta. Đây không phải là một hiệp ước bình thường. Đây là giới hạn đỏ của nhân loại.
Ông Juan Carlos Monterrey Gomez, Trưởng phái đoàn đàm phán của Panama.
Hai quốc gia sản xuất nhựa hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Mỹ vẫn tương đối im lặng về lập trường của họ trước công chúng. Nhìn chung, sự chia rẽ giữa các quốc gia lớn đến mức họ vẫn chưa thống nhất về cách thức thông qua bất kỳ quyết định nào - thông qua nguyên tắc đồng thuận hay bỏ phiếu theo đa số.
Trước đó, các phái đoàn tìm kiếm một hiệp ước đầy tham vọng cũng đã cảnh báo rằng, một số ít quốc gia đang ngăn chặn tiến trình đạt được thỏa thuận hạn chế ô nhiễm nhựa.
Các nhóm môi trường cảnh báo rằng, một vòng đàm phán khác có thể bị cản trở tương tự nếu các quốc gia đầy tham vọng không thể hiện thiện chí.
Theo Eunomia, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc và Arab Saudi là 5 quốc gia sản xuất nhựa hàng đầu trong năm 2023.
Các tập đoàn tiêu dùng toàn cầu lớn như Walmart, Unilever và Nestlé nằm trong số hơn 200 công ty ủng hộ các nỗ lực chấm dứt việc sử dụng nhựa dùng một lần và hóa chất độc hại, thay vì bỏ chi phí xử lý.
Ngoài ra, các vấn đề gây chia rẽ khác gồm hạn chế sản xuất, quản lý sản phẩm nhựa và hóa chất gây hại cho sức khỏe, môi trường, cũng như tài chính hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện hiệp ước.
Vòng đàm phán nhựa bị hoãn lại chỉ vài ngày sau kết thúc đầy biến động của Hội nghị thượng đỉnh COP29 tại Baku, Azerbaijan.
Do quan điểm còn cách xa nhau, các quốc gia hoãn lại đàm phán và đồng ý nối lại nhưng chưa xác định được thời gian cụ thể. Các nước cho rằng, ngay cả khi không đạt được hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý tại Busan, thì vẫn cần duy trì các nỗ lực đa phương hướng tới mục tiêu giảm sản xuất nhựa.
Chúng ta đã dành hai năm rưỡi để đàm phán. Dù chúng ta thất vọng vì không thể đạt được một thỏa thuận ý nghĩa tại Busan. Điều đáng mừng là hơn 100 quốc gia đại diện cho hàng tỷ người trên thế giới đã đứng lên ủng hộ hiệp ước giảm sản xuất nhựa, bảo vệ sức khỏe con người và tài trợ cho quá trình chuyển đổi mà chúng ta rất cần để giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa.
Ông Graham Forbes, Người đứng đầu chiến dịch toàn cầu về nhựa tại Greenpeace.
Financial Times cho rằng, nếu đạt được đồng thuận, hiệp ước này sẽ là một trong những thỏa thuận quan trọng nhất về môi trường kể từ Thỏa thuận Paris về khí hậu năm 2015.
Theo các nhà khoa học, tình trạng ô nhiễm nhựa xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ngay cả ở trên đỉnh núi cao nhất, cho tới rãnh đại dương sâu nhất hay rải rác ở hầu khắp bộ phận trên cơ thể con người đều tồn tại vi nhựa. Vi nhựa được tìm thấy trong không khí, nông sản tươi, thậm chí sữa mẹ. Các hóa chất đáng lo ngại trong nhựa gồm hơn 3.200 loại, trong đó phụ nữ và trẻ em rất dễ bị phơi nhiễm.
Khó khăn trong việc hạn chế rác thải nhựa tại Indonesia
Theo Cơ quan Thống kê Trung ương và Hiệp hội Công nghiệp Nhựa Indonesia, mỗi năm quốc gia này sản xuất 64 tấn rác thải, trong đó 3,2 tấn rác sẽ theo các con sông đổ ra biển. Việc quản lý rác thải nhựa tại quốc gia vạn đảo gặp khó khăn khi người dân vẫn có thói quen sử dụng túi nilon và đồ nhựa dùng một lần, trong khi Indonesia đang đặt mục tiêu giảm 70% rác thải nhựa vào năm 2025.
Tại một khu chợ đông đúc ở thành phố Jakarta, ông Hadis, một người bán hàng tất bật bày các mặt hàng là cốc nhựa, ống hút, túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần khác. Hàng ngày, ông Hadis bắt đầu công việc của mình vào lúc 5 giờ sáng. Khách hàng quen của ông là những người bán đồ ăn đường phố, những người bán hàng rong khác ở chợ và thậm chí là một nhà hàng gần đó. Họ sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon để đựng đồ và gói cho khách mang về.
Ông Hadis, người bán hàng tại chợ chia sẻ: “Túi nilon rẻ hơn túi giấy. Trong khi một chiếc túi giấy có giá tầm 2.000 rupiah ở siêu thị thì tại chợ một chiếc nilon có giá chưa đến 470 rupiah. Túi nilon còn bền và đựng được đồ nặng từ 25 đến 30 kg.”
Những chiếc túi nilon tiện lợi và giá thành thấp, tuy nhiên chúng lại gây tổn hại đáng kể cho môi trường. Tại Jakarta, một lượng lớn rác thải nhựa đổ ra sông ngòi và kênh rạch. Thủ đô của Indonesia cũng là nơi có bãi chôn lấp Bantargebang, nơi tiếp nhận tới 8.000 tấn rác thải mỗi ngày. Nơi đây được mệnh danh là bãi chôn lấp lớn nhất Đông Nam Á.
Năm 2016, chính phủ Indonesia đã áp dụng các quy định về việc sử dụng túi nilon, áp dụng phí mua túi nilon từ các cửa hàng bán lẻ và nhà hàng thay vì phát miễn phí để làm túi đựng. Các siêu thị cũng đã cấm sử dụng túi nhựa dùng một lần, thay vào đó, khách hàng có thể mua túi mua sắm tái sử dụng khi thanh toán. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, những biện pháp đó không đủ sức răn đe.
Chúng ta không thể chỉ dựa vào lệnh cấm hoặc thu phí đối với các sản phẩm nhựa, theo tôi thì điều đó không hiệu quả. Chúng tôi đã làm như vậy vào năm 2016, tại một số thành phố bao gồm Bali, nhưng dữ liệu cho thấy điều đó không mang lại thay đổi đáng kể.
Ông Arisman, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS).
Tỷ lệ tiêu thụ cao và dân số đông của Indonesia cũng khiến việc quản lý rác thải nhựa trở thành một thách thức.
Vấn nạn sử dụng bao bì nhỏ tại Philippines
Theo nghiên cứu của Liên minh Toàn cầu về Các Giải pháp Thay thế (GAIA), 163 triệu gói hàng nhỏ được sử dụng mỗi ngày ở Philippines. Tuy nhiên, các gói hàng này được làm từ nhựa và nhôm, là những vật liệu không thể tái chế hay phân hủy sinh học. Chúng đang góp phần tạo ra một lượng rác thải khổng lồ cho Philippines.
Cô Gemma Gerolaga, 48 tuổi, một người dân Manila thường bắt đầu ngày mới bằng việc uống một cốc cà phê được pha từ gói cà phê bột hoà tan ở cửa hàng tạp hoá của mình. Sau đó, cô lấy thêm vài gói sữa bột để chuẩn bị bữa sáng cho các con.
Các sản phẩm đựng trong các gói cà phê, sữa đã trở thành những sản phẩm quen thuộc và thiết yếu cho những gia đình thu nhập thấp như cô Gerolaga. Đối với nhiều người Philippines kiếm được mức lương tối thiểu hằng ngày ít ỏi là 650 peso (11 USD), việc dùng các sản phẩm đựng trong các gói nhỏ là lựa chọn duy nhất để họ có thể tiếp tục cuộc sống.
Những gói nhỏ đựng nhu yếu phẩm hàng ngày của các gia đình thu nhập thấp như dầu gội, sữa tắm, nước giặt, kem đánh răng cho đến đồ uống, gia vị, đồ ăn kèm. Đối với các công ty đa quốc gia chuyên sản xuất mặt hàng này, đây là một cách để tăng doanh số vì nó phù hợp với nhóm khách hàng không đủ khả năng mua hàng với số lượng lớn hơn.
Chúng tôi thường sử dụng các gói nhỏ đựng dầu gội, cà phê, gia vị, bánh và gói nước trái cây. Đây thường là những thứ chúng tôi tiêu thụ hàng ngày.
Cô Gemma Gerolaga, Người dân Philippines.
Theo một nghiên cứu thì tại Philippines, lượng sản phẩm đóng gói nhỏ được tiêu thụ mỗi ngày lên tới 163 triệu chiếc, tức là gần 60 tỷ gói mỗi năm, đủ để phủ kín 130.000 sân bóng đá.
Ở các khu vực ổ chuột của Manila, nơi không có xe chở rác đi thu gom rác định kỳ, gói nhựa dẻo và các chất thải khác được ném thẳng xuống sông hoặc đổ ra đường. Chúng gây ô nhiễm các khu phố, làm đầy các bãi rác, làm tắc nghẽn đường thủy và gây hại cho các loài động vật hoang dã, đe dọa sinh kế người dân như du lịch và nghề cá. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tại Manila có hơn 14 triệu người sinh sống, nhưng chỉ 60% rác thải được thu gom, phân loại và tái chế hằng ngày.
Theo một báo cáo của dự án Our World in Data, Philippines là nước thải ra rác thải nhựa trên đại dương lớn nhất thế giới, chiếm 36% tổng lượng rác thải toàn cầu.
Các nhóm bảo vệ môi trường hy vọng những con số đáng báo động trên có thể gây sức ép, khiến chính phủ Philippines và ngành công nghiệp hạn chế sử dụng túi nhựa dùng một lần. Các nhóm này cũng hối thúc chính phủ Philippines ban bố lệnh cấm túi nhựa toàn diện trên cả nước, qua đó thúc đẩy việc sử dụng các loại túi có thể tái sử dụng nhiều lần. Tổ chức này cũng mong muốn có thêm những quy định về các sản phẩm túi nhựa dùng một lần và yêu cầu các công ty thiết kế lại sản phẩm và bao bì để giảm thiểu rác thải nhựa.
Hàn Quốc ứng dụng AI trong tái chế rác thải nhựa
Nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm nhựa, Hàn Quốc, một trong những quốc gia tiêu thụ nhựa lớn nhất thế giới tính theo đầu người, đang sử dụng một loại thùng rác kết hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào thu gom và xử lý chai nhựa. Điều đặc biệt là với thiết bị này, người dân Hàn Quốc cũng có thể góp phần vào quy trình phân loại rác nhựa để tái chế.
Tại một khu dân cư ở Seoul, một loại thùng tái chế mới đang ngày càng trở nên phổ biến. Được hỗ trợ bởi AI, chiếc thùng này có thể xác định hầu hết mọi loại chai nhựa có sẵn ở Hàn Quốc chỉ trong vài giây. Mỗi máy có thể xử lý tới 600 kg nhựa mỗi tháng.
Hơn 1.000 thùng tái chế được hỗ trợ bởi AI đã được lắp đặt tại các cộng đồng, công viên và các không gian công cộng khác trên khắp Hàn Quốc, thu hồi ít nhất 500 triệu chai nhựa chỉ trong hơn một năm. Đổi lại, cư dân có thể kiếm được điểm để đổi lấy tiền.
Người dân Hàn Quốc cho hay: "Tôi thường sử dụng thùng tái chế. Mấy hôm nay có ít người tới đây do có tuyết rơi, nhưng thường thì mọi người phải xếp hàng để đến lượt. Có người ở đây đã kiếm được tới 180.000 won, không chỉ bảo vệ môi trường mà còn là cách để kiếm thêm tiền".
Một nhà máy tái chế ở Hwaseong, tỉnh Gyeonggi xử lý những chai nhựa thu gom được. Tại đây, hệ thống AI loại bỏ tạp chất, sau đó nhựa được rửa sạch trong nước nóng và cắt thành những mảnh nhỏ. Sau khoảng 25 phút, các hạt nhựa có thể được chế tạo thành các loại sợi hoặc hộp đựng.
Tại Hàn Quốc, nhựa tái chế được ứng dụng thương mại trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như ô tô và đồ gia dụng. Hàng hóa làm từ nhựa tái chế cũng ngày càng xuất hiện nhiều trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Dữ liệu từ Bộ Môi trường Hàn Quốc cho thấy hơn 12 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra môi trường trên khắp cả nước vào năm 2021, trong đó chai nhựa và túi nhựa chiếm hơn 40%.
Ô nhiễm nhựa là một trong những vấn đề môi trường nhức nhối nhất thế giới hiện nay, đòi hỏi sự hợp tác và cam kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Bất chấp lời kêu gọi của các nhà khoa học và hoạt động môi trường, tình trạng này vẫn chưa được cải thiện, thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn. Ô nhiễm môi trường kéo theo đó là biến đổi khí hậu và hàng loạt bệnh tật nguy hiểm làm cuộc sống của con người ngày càng bị đe dọa. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), nếu không có biện pháp kiểm soát, đến năm 2060, con số đó sẽ tăng gần gấp ba lần lên 1,2 tỷ tấn.
Các đơn vị thuộc Nhóm tác chiến phía Bắc của Nga tiếp tục cuộc tấn công, kiểm soát các khu định cư Daryino và Plyokhovo ở Khu vực Kursk, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin. Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 200 quân ở khu vực Kursk trong ngày qua.
Giới chức Sudan cho biết đã có ít nhất 176 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự trên khắp lãnh thổ nước này.
Các quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ với NBC News rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc xóa tên tổ chức Hayat Tahrir al-Sham (HTS) khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk vừa nêu nhận định về thời điểm các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine có thể diễn ra, khi Warsaw chuẩn bị đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên EU vào tháng 1/2025.
Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc ngày càng sâu sắc. Người dân Hàn Quốc tự hỏi ai sẽ là người điều hành chính phủ và cả quân đội vào thời điểm Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức về chính sách đối ngoại. Những thách thức đó bao gồm căng thẳng ngày càng tăng với Triều Tiên và hoạt động ngoại giao tế nhị cần thiết với đồng minh Mỹ khi lễ nhậm chức của ông Donald Trump đang đến gần.
Cơ quan quản lý cải tạo Hàn Quốc cho biết cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun đã cố gắng tự tử tại cơ sở giam giữ ở phía đông Seoul nhưng bất thành.
0