Gấp rút thực hiện kế hoạch xây dựng kinh tế tuần hoàn

Kinh tế tuần hoàn đang trở thành một xu thế tất yếu, được nhiều quốc gia trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21.

Việt Nam xác định kinh tế tuần hoàn là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng mới, đảm bảo tăng trưởng xanh và hướng tới phát triển bền vững.

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam - Từ kế hoạch đến hành động” do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì diễn ra sáng 10/12 là bức tranh tổng thể phản ánh các định hướng, cơ chế chính sách cũng như hiện trạng và các giải pháp sáng tạo thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Đầu tư dự án dệt may ở Việt Nam hơn 10 năm, Công ty TCE Hàn Quốc cho biết kể từ thời điểm bắt đầu hoạt động đã thực hiện nhiều giải pháp sản xuất xanh, sử dụng nguyên liệu tái chế và đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất lớn, hướng tới sự phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Đức Hùng - Giám đốc điều hành Công ty TCE Hàn Quốc, cho biết: “Trong nguyên liệu sợi, chúng tôi sử dụng nguyên liệu tái chế để tạo ra các sợi, từ đó tạo ra thành phẩm vải. Còn trong quá trình sản xuất, chúng tôi tiếp tục sử dụng nguyên tắc trong kinh tế tuần hoàn, tức hóa chất, thuốc nhuộm, nước thải khi sản xuất ra chúng tôi phục hồi lại để quay trở lại tuần hoàn sử dụng trong quá trình sản xuất”.

Xây dựng kinh tế tuần hoàn là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2045. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đây là thời điểm cấp thiết để thực hiện kế hoạch này.

Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn năm 2024, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã cùng nhau thảo luận về con đường chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn và cách thức thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Bà Ramla Khalidi - Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc, cho hay: “Việt Nam cần thực hiện bốn ưu tiên chính, đó là lồng ghép thiết kế sinh thái, thiết kế tuần hoàn vào các chính sách và đưa các mục tiêu có thể đo lường được vào lộ trình kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới và khả năng cạnh tranh. Ưu tiên các ngành chính như nông nghiệp, điện tử, nhựa, dệt may và vật liệu xây dựng để giúp Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở ra các cơ hội cho tăng trưởng bền vững. Đảm bảo các thể chế hiệu quả và cấu trúc quản trị hợp lý sẽ giảm bớt rào cản và thúc đẩy đổi mới”.

Các chiến lược hiện tại về chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và cải thiện hiệu quả năng lượng chỉ giải quyết được 55% lượng khí thải toàn cầu. Kinh tế tuần hoàn mang lại giải pháp bổ sung giúp giải quyết 45% lượng khí thải còn lại. Điều này đặc biệt quan trọng với các lĩnh vực vật liệu chiếm phần lớn lượng phát thải như xi măng, nhựa, thép, nhôm và thực phẩm.

Chương trình phát triển Liên hợp quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn, tuần hoàn và ít carbon hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong thông báo đưa ra tháng 11 vừa qua, Boeing cho biết sẽ sa thải hơn 2.500 nhân viên tại các bang Washington, Oregon, South Carolina và Missouri.

Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua một bộ quy tắc mới nhằm đơn giản hóa đáng kể thủ tục giảm trừ thuế kép cho các nhà đầu tư xuyên biên giới.

VN-Index mở cửa phiên chiều kém sắc khi lực bán tiếp tục gia tăng khiến cho chỉ số lao dốc và đóng cửa trong sắc đỏ. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc đỏ với bên bán là 371 mã giảm và mua với 298 mã tăng.

Vinpearl dự kiến phát hành hơn 70 triệu cổ phiếu, giá 71.350 đồng mỗi đơn vị, để huy động hơn 5.000 tỷ đồng. Đợt chào bán này dành cho cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ 1.000 cổ phần được quyền mua thêm 40 cổ phiếu.

Tập đoàn Đất Xanh đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 515 triệu đồng do không công bố, công bố chậm nhiều thông tin quan trọng liên quan tới ông Lương Trí Thìn và thay đổi phương án sử dụng vốn nhưng không thông qua Đại hội cổ đông.

Ngân hàng Đại dương (Oceanbank) sẽ đổi tên thành Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Việt Nam Hiện Đại (MBV) từ ngày 18/12, sau khi được Ngân hàng Quân đội (MB) nhận chuyển giao bắt buộc.