Khai mạc Festival Tràng An kết nối di sản-Ninh Bình 2022

Festival Tràng An kết nối di sản Ninh Bình năm 2022 với chủ đề "Hoa Lư vang mãi ngàn năm" đã khai mạc tối 17/11.

Tham gia Festival có 14 tỉnh, thành phố, đại diện cho các vùng, miền trong cả nước; Đoàn nghệ thuật tỉnh Udomxay (Lào) - địa phương kết nghĩa với Ninh Bình và hơn 70 hoa hậu là đại diện của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự Cuộc thi Hoa hậu Du lịch thế giới 2022.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, phát biểu tại Lễ khai mạc. 

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam biểu dương, đánh giá cao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Ninh Bình cùng các địa phương trong cả nước đã có nhiều hoạt động tôn vinh, phát huy các giá trị di sản của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với thông điệp chung tay giữ gìn di sản.

Đặc biệt, tỉnh đã có sáng kiến tổ chức Festival Di sản Ninh Bình lần thứ Nhất với tên gọi Tràng An kết nối di sản nhằm từng bước xây dựng thương hiệu văn hóa đặc sắc, sáng tạo trên nền tảng các giá trị văn hóa căn cốt của dân tộc, thể hiện sức lưu truyền, lan tỏa tinh hoa văn hóa và tiếp thu văn hóa của thế giới tạo cơ hội để kết nối di sản văn hóa với các địa phương trong cả nước và các nước láng giềng.

Các tiết mục nghệ thuật đặc sắc chào mừng khai mạc Festival Tràng An kết nối di sản-Ninh Bình năm 2022.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh Ninh Bình là vùng đất in dấu con người từ thời tiền sử, có địa hình đa dạng, được thiên nhiên dành tặng nhiều di sản văn hóa giá trị tiêu biểu.

Kế thừa và phát huy truyền thống rất đỗi tự hào của quê hương, Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình đã bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tập trung xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, chú trọng phát triển văn hóa để văn hóa thật sự là nền tảng tinh thần là động lực và nguồn lực cho phát triển.

Trong khuôn khổ lễ khai mạc Festival, chương trình nghệ thuật đặc sắc “Hoa Lư vang mãi ngàn năm” đã được tổ chức.

Việt Nam hiện có khoảng 7 vạn di sản đã được kiểm kê; 416 di sản được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia; 14 di sản được UNESCO vinh danh.

Riêng Ninh Bình đã có gần 400 di tích xếp hạng cấp tỉnh; 81 di tích cấp quốc gia và 3 di tích quốc gia đặc biệt và là địa phương duy nhất ở Việt Nam sở hữu Di sản thế giới hỗn hợp bao gồm cả tiêu chí văn hóa và thiên nhiên.

Đây là nguồn lực quan trọng để tỉnh đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa, phát triển kinh tế văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Phó Thủ tướng mong rằng thông qua hoạt động và khuôn khổ của Festival này, Ninh Bình tiếp tục dành quan tâm ưu tiên xây dựng văn hóa con người tăng cường công tác bảo tồn và phát huy, tôn vinh các giá trị văn hóa Việt Nam nói chung và của vùng Cố đô Ninh Bình nói riêng.

Địa phương cần chú trọng các giải pháp để nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp tham gia công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng và phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Phó Thủ tướng mong rằng các hoạt động giao lưu văn hóa nói chung của Việt Nam, Festival nói riêng sẽ tiếp tục nhận được sự hưởng ứng, tham gia rộng rãi và đông đảo hơn nữa của các miền di sản trong cả nước, trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, phát triển thành thương hiệu di sản của Ninh Bình.

Trong khuôn khổ lễ khai mạc Festival, chương trình nghệ thuật đặc sắc “Hoa Lư vang mãi ngàn năm” đã được tổ chức.

Các tiết mục nghệ thuật biểu diễn trong chương trình có sự tham gia của hàng trăm các nghệ sỹ, diễn viên, nghệ nhân dân gian trong nước và quốc tế.

Tại sân khấu ngoài trời, công chúng được thưởng thức những làn điệu hát chèo, hát chầu văn, hát xẩm, dân ca quan họ, ví dặm; các tiết mục múa cung đình; hòa tấu Cồng chiêng Tây Nguyên; nghệ thuật đờn ca tài tử phương Nam...

Festival Tràng An kết nối di sản có 5 hoạt động đặc sắc được diễn ra trong ba ngày từ 17-19/11, gồm: Chương trình khai mạc Festival; Triển lãm di sản văn hóa và lịch sử truyền thống; Chương trình lễ hội đường phố; Chương trình đại nhạc hội di sản văn hóa và âm hưởng đương đại; Chương trình bế mạc Festival.

Thông qua sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng này, Ninh Bình kỳ vọng sẽ quảng bá rộng khắp giá trị di sản của miền đất Cố đô giàu truyền thống, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động giao lưu và tôn vinh di sản vùng miền.

Từ thành công của Festival lần đầu tiên được tổ chức, Ninh Bình dự kiến sẽ tổ chức định kỳ 2 năm một lần, theo quy mô quốc gia và vươn tầm quốc tế, trở thành thương hiệu văn hóa, di sản của vùng đất Cố đô Hoa Lư nghìn năm lịch sử. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tò he là nét văn hóa dân gian mang đậm hồn Việt. Tuy món đồ chơi này không còn thịnh hành, vẫn có những nghệ nhân miệt mài giữ thú chơi này.

Diễn ra từ ngày 1/6 đến 31/8 tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên, TP.HCM, Lễ hội Trái cây Nam Bộ được kỳ vọng tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn cho du khách trong cao điểm du lịch hè 2024.

Du khách đến với thủ đô Hà Nội sẽ có dịp tham gia Chương trình "Trải nghiệm trà sen Hồ Tây - tinh hoa trà Việt" vào sáng nay 2/6 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Ngoại thành Hà Nội đang trở thành lựa chọn vui chơi, nghỉ dưỡng lý tưởng với nhiều sản phẩm du lịch được nâng cấp, làm mới cho du khách vào mùa hè năm nay. Du khách có thể tham gia nhiều trải nghiệm khác nhau như leo núi, nghỉ dưỡng, chữa bệnh...

Những vụ việc biến đường giao thông thành sân khấu chụp ảnh, quay video bị xử phạt liên tục thời gian gần đây là lời cảnh tỉnh về ý thức chấp hành pháp luật và tuân thủ các quy tắc giao thông.

“Vị vua không ngai” đã đưa các khán giả nhỏ tuổi cùng khám phá chuyến phiêu lưu từ đời thực lạc bước vào thế giới tưởng tượng đầy màu sắc của Minh - một cậu bé thông minh, can đảm và luôn lạc quan. Minh bước vào cuộc phiêu lưu cùng với muông thú trong rừng, nỗ lực và đấu tranh để bảo vệ thiên nhiên, sự sống. Đây là vở diễn đang hút các khán giả nhí cả nước.