Làng nghề bánh cuốn Thanh Trì | Chuyện Hà Nội | 11/03/2024

Nằm ven nội thành xưa, làng Thanh Trì có nghề truyền thống làm bánh cuốn từ bao thế kỷ. Nhưng không ai biết món ăn này có từ bao giờ, danh tính của ông Tổ nghề là ai. Mới đây, làng nghề bánh cuốn Thanh Trì được đón nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội". Đây là niềm vui, niềm tự hào và cũng là trách nhiệm của người dân nơi đây trong việc bảo vệ và phát huy giá trị sản phẩm của làng nghề truyền thống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, cố GS Trần Quốc Vượng đã cùng nhà khảo cổ Vũ Hữu Minh sơ đồ hóa vị thế quy hoạch của Thăng Long - Hà Nội cổ. Theo đó, Thăng Long - Hà Nội được bao bọc bởi một “tứ giác nước”. Tứ giác nước được hình thành bởi sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu.

Từ xưa đến nay, quà rong phố cổ đọng lại trong lòng thực khách gần xa không chỉ là bởi cái hương thơm, vị ngọt của sản vật muôn phương tụ về mà còn là bởi cái tình của người mua, người bán trong những món quà thay đổi theo bốn mùa của đất trời Hà Nội.

Người Hà Nội đã đưa vào ấm trà một hương thơm dịu nhẹ, man mát của các loài hoa để việc thưởng trà không chỉ là vị mà còn là hương hoa của đất trời Hà Nội. Xuân ướp trà bưởi, trà mộc; Hạ ướp sen, ướp nhài; Thu ướp ngâu… cứ thế lưu hương bốn mùa trong những ấm trà của người Hà Nội xưa. Đó là những chia sẻ của anh Nguyễn Anh Tuấn – thường được khách hàng gọi với cái tên Tuấn Chè. Từ những kinh nghiệm mà bố mẹ truyền lại, anh học hỏi thêm từ mọi người và tự bản thân chắt lọc lại để làm ra được những sản phẩm trà ướp hoa mà nhiều khách hàng yêu thích.

Đại tá, nhà văn, nhà báo Đặng Vương Hưng là một người lính đã đi qua cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc. Sau 15 năm hoàn thành nhiệm vụ người lính, ông chuyển sang làm phóng viên chiến trường, làm báo và công tác xuất bản trong lực lượng Công an nhân dân. Từ nhiệm vụ này, ông đã bén duyên với việc sưu tập và đi tìm lại những hình ảnh, kỷ vật, di vật của những người lính đã đi qua 3 cuộc kháng chiến.

Tại nhà riêng ở khu tập thể trên phố Trần Hưng Đạo, vị giáo sư đã bước sang tuổi 80, mái tóc bạc trắng như cước, gương mặt hiền hậu và đôi mắt sáng ngời, đã chia sẻ câu chuyện hơn 40 năm trước, ông và những người thầy tiền nhiệm của mình đã lựa chọn Thủ đô Hà Nội để xây dựng nên bảo tàng đầu tiên về 54 dân tộc anh em. Ông là Giáo sư Nguyễn Văn Huy - Giám đốc đầu tiên của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Cung Thiếu nhi Hà Nội - nơi được xem là ngôi nhà chung của hàng nghìn thiếu nhi Thủ đô, đây cũng là nơi lưu dấu tuổi thơ của nhiều thế hệ với biết bao kỉ niệm đẹp. Từ đây, nhiều thế hệ đội viên, thiếu niên đã được chắp cánh bay cao, bay xa tới khắp mọi miền tổ quốc, trở thành những công dân tiêu biểu của Thủ đô.