Sắp diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022

Nhằm định hướng và khuyến khích doanh nghiệp logistics tuân thủ các yêu cầu về tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, sử dụng năng lượng sạch, trong hai ngày 25 và 26/11, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022 với chủ đề "Logistics xanh" tại thành phố Hải Phòng.

Cảng Quốc tế Lạch Huyện, Hải Phòng. Ảnh minh họa: Đức Nghĩa/TTXVN phát

Đây cũng là chủ đề của Báo cáo Logistics Việt Nam 2022 được công bố và là lần thứ 10 Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh có nhiều đặc điểm mới. Chủ trì Diễn đàn là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bí thư thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang.

Theo Bộ Công Thương, ngày 25/11, các đại biểu và doanh nghiệp sẽ khảo sát thực tế cảng, trung tâm logistics tại Hải Phòng. Ngày 26/11 sẽ diễn ra Phiên toàn thể với chủ đề “Logistics xanh”. Cùng ngày diễn ra hội thảo chuyên đề 1: Tối ưu hóa chi phí với trung tâm logistics và kinh tế tuần hoàn; hội thảo chuyên đề 2: Logistics Việt Nam chủ động thích ứng với bối cảnh. Đại biểu có thể đăng ký tham dự tại địa chỉ https://tiny.cc/vlf và thông tin chi tiết truy cập website của Diễn đàn tại địa chỉ: https://vlf.logistics.gov.vn/

Diễn đàn Logistics Việt Nam là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức từ năm 2013 đến nay. Đây là sự kiện quan trọng của ngành logistics Việt Nam với mục tiêu đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics, tạo mối liên hệ gắn kết giữa logistics với các ngành sản xuất và xuất nhập khẩu. Đồng thời, cũng là nơi đối thoại, cập nhật thông tin về những vấn đề quan trọng, cấp thiết của dịch vụ logistics tại Việt Nam và thế giới. 

Đặc biệt, Diễn đàn hàng năm đều nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp vì có ý nghĩa thiết thực hỗ trợ cho các doanh nghiệp kết nối, hợp tác kinh doanh, thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics.

Mặc dù dịch COVID-19 đã được kiểm soát, nhưng các tác động về kinh tế - xã hội sau đại dịch cùng cuộc chiến giữa Nga - Ukraine đang gây ra suy thoái và lạm phát ở nhiều thị trường trên thế giới, tác động mạnh đến các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dịch vụ logistics nói riêng. 

Do đó, Bộ Công Thương đang cùng các bộ, ngành, địa phương nỗ lực tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, tận dụng hiệu quả các FTA thế hệ mới... để nhanh chóng khôi phục đà tăng trưởng.

Logistics là một ngành dịch vụ tiêu thụ năng lượng và phát sinh khí thải lớn. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics song hành với tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi sang các sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên liệu có khả năng tái chế là nhiệm vụ quan trọng đối với ngành dịch vụ logistics. 

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 (tháng 11/2021), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây là mục tiêu đòi hỏi trách nhiệm và sự tham gia mạnh mẽ của các ngành; trong đó, có logistics.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quý 1/2024, doanh thu trên 4 nền tảng thương mại điện tử Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki đạt hơn 79 nghìn tỷ đồng, tiêu thụ trên 768 triệu đơn vị sản phẩm.

Đối với hoạt động thương mại điện tử, Bộ Tài chính quản lý và giám sát theo hai sắc thuế là thuế thu nhập cá nhân hoặc hình thức khoán hoặc kê khai thuế.

Theo Bộ Tài chính, trong 3 năm (từ năm 2021-2023) có 31.570 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đưa vào diện rà soát của cơ quan thuế.

Bộ Tài chính đã có thông tin phản hồi về việc các sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho người kinh doanh, ngày 1/6.

Cổ phiếu của Nvidia, nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo AI, đã tăng thêm 20% trong 5 ngày qua, chứng minh giá trị của công ty với Big Tech và Phố Wall.

Tỷ lệ lạm phát trung bình của khối các nước sử dụng đồng tiền chung Euro tăng lên mức 2,6% trong tháng 5, theo ước tính của Cơ quan Thống kê châu Âu.