Tết không nghỉ trên công trình trọng điểm| Chính quyền đô thị | 11/02/2024

Năm mới, trong khi người người, nhà nhà cùng nhau đón Tết, vui Xuân, thì các cán bộ, kỹ sư, người lao động trên công trường của dự án đường Vành đai 4 đoạn qua địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội vẫn miệt mài lao động. Vì tiến độ công trình, cái Tết năm nay, họ phải gác lại niềm vui tụ họp gia đình, gắng sức hoàn thành những phần việc còn dang dở để dự án sớm được đưa vào sử dụng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của mỗi người dân và các cấp chính quyền. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành chỉ thị số 05 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCC rừng và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.

Dự án trọng điểm đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô đã thi công được 10 tháng. Bên cạnh việc tích cực triển khai bàn giao mặt bằng để thi công, bảo đảm tiến độ được đề ra, các địa phương của Hà Nội nơi có dự án đi qua cũng đang đẩy nhanh việc ổn định tái định cư cho người dân.

Để tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công theo đúng mục đích, quy hoạch được phê duyệt; ngăn chặn kịp thời và xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi lấn chiếm, mua bán, hủy hoại, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất công trái phép, UBND Thành phố Hà Nội đã có chỉ thị số 04 với nội dung giao trách nhiệm cho UBND các quận huyện, thị xã.

Trong thời gian qua, các đoàn thanh tra liên ngành của TP Hà Nội đã kiểm tra tại 30 quận, huyện, qua đó phát hiện hơn 60.000 trường hợp vi phạm trên đất nông nghiệp, đất nông nghiệp công ích, đất công với tổng diện tích gần 1.900 ha. Trong đó, các quận, huyện như: Thanh Xuân, Tây Hồ, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Phú Xuyên, Thạch Thất, Quốc Oai.. còn tồn tại nhiều vi phạm chưa được xử lý. Thậm chí có những sai phạm đã tồn tại hàng chục năm nhưng vẫn không thể xử lý dứt điểm.

Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trở nên đáng lo ngại.

Nhu cầu về chỗ ở luôn là vấn đề cấp thiết đối với các học sinh, sinh viên và người lao động ngoại tỉnh đến học tập, làm việc tại Hà Nội. Thời gian qua, mô hình nhà trọ với nhiều phòng trọ bé như “hộp diêm” với diện tích siêu nhỏ trở nên phổ biến, đặc biệt là tại các quận nội thành. Tuy nhiên, điều đáng nói là các nhà trọ này đều được xây dựng, cải tạo và chuyển đổi công năng có dấu hiệu trái phép từ nhà ở riêng lẻ. Chính từ những vi phạm này đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ về cháy nổ và mất an ninh trật tự.