Đại biểu Quốc hội trải nghiệm tàu điện Cát Linh - Hà Đông

Sáng nay, 15/4, trực tiếp kiểm tra, trải nghiệm tuyến buýt nhanh BRT và tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông, Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đánh giá loại hình phương tiện giao thông này đã góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm chi phí đi lại cho hành khách, chất lượng phục vụ tốt.

Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về “thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong làm Tổ trưởng, đã tiến hành khảo sát thực tế về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kiểm tra và trải nghiệm tuyến buýt nhanh BRT, thành viên đoàn giám sát đánh giá loại hình phương tiện giao thông này giảm chi phí đi lại cho hành khách, chất lượng phục vụ tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng lấn làn BRT trên tuyến, có một số đoạn chạy chung với các phương tiện, do đó ảnh hưởng đến tốc độ chuyến đi; một số nhà chờ chưa được tiếp cận bằng cầu đi bộ, chưa có hệ thống vé điện tử…

Đối với tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông, đoàn giám sát cho rằng vào khung giờ cao điểm, tần suất 6 phút/chuyến, sức chứa 960 người/đoàn tàu, vận tốc khai thác 35km/h, sẽ giúp hành khách tiết kiệm được tối đa thời gian di chuyển. Có rất nhiều tuyến xe bus kết nối với tàu và có điểm trông giữ xe tại các nhà ga đã giúp hành khách thuận tiện trong việc tham gia giao thông bằng tàu điện trên cao.

Chiều nay (15/4), đoàn Giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ làm việc với UBND thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023.

Phát triển hệ thống giao thông công cộng là một trong những giải pháp hữu hiệu được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng nhằm giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn. Tại Việt Nam, Hà Nội là một trong các thành phố có tốc độ gia tăng về dân số lớn nhất cả nước, do tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ kết hợp với tốc độ đô thị hóa trong hơn 10 năm trở lại đây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 8/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện công tác phát triển Đảng; quản lý, rà soát, sàng lọc, kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; triển khai ứng dụng hai phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên” của Đảng bộ Thành phố.

Trong các ngày 06 và 07/05/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Ngày 8/5, Ban chỉ đạo Thành ủy về phòng chống tham nhũng tiêu cực tổ chức phiên họp, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo Đinh Tiến Dũng để thảo luận, cho ý kiến về đánh giá kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo quý I năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác trong thời gian tới. Tham dự phiên họp có các Phó Trưởng ban chỉ đạo, các Ủy viên Ban chỉ đạo, Chánh thanh tra thành phố, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự thành phố.

Thời gian qua, công tác phát triển Đảng ở cấp trung học phổ thông (THPT) luôn được ngành Giáo dục quan tâm, nhằm tăng cường “sức trẻ” cho Đảng, tạo nguồn cán bộ kế cận, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đảng viên.

Sáng nay 8/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện công tác phát triển Đảng; quản lý, rà soát, sàng lọc, kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; triển khai ứng dụng hai phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên” của Đảng bộ Thành phố.

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.