Phát triển đô thị xanh bền vững – câu chuyện từ Phần Lan | Thủ đô thế giới | 08/07/2023

Hiện nay tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đô thị hóa luôn đi kèm với khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở mức độ lớn. Chính vì vậy, từ những năm 50, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng các đô thị sinh thái, nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân các đô thị lớn nhưng giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên, hướng tới phát triển bền vững. Nhiều phong cách đô thị đã ra đời như "Đô thị sinh thái", "đô thị thông minh", "đô thị đáng sống", "đô thị xanh"... Trong chương trình hôm nay, mời quý vị tới Thủ đô Helsinki của Phần Lan để chứng kiến câu chuyện về phát triển đô thị bền vững tại đây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, hiện các doanh nghiệp Australia đã đầu tư vào Việt Nam 631 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 2 tỷ đô la Mỹ vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Australia hiện nay.

Việt Nam đã cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Do vậy, phát triển xanh là mục tiêu của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó thu hút các dự án xanh là một trong những lĩnh vực quan trọng trong quá trình xây dựng môi trường xanh tại Việt Nam.

Phát triển các khu công nghiệp thông minh và bền vững, tối ưu năng lượng tái tạo như điện mặt trời mái nhà đang là nhu cầu của nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, năng lượng điện mặt trời mái nhà tại các khu công nghiệp vẫn đang còn nhiều vướng mắc chính sách và các quy định.

Hà Nội có khoảng 50 vùng sản xuất hoa, cây cảnh với diện tích lên tới trên 5.000 ha, trong đó, diện tích trồng hoa ứng dụng công nghệ cao mới chỉ đạt khoảng 500 ha. Ngành trồng hoa chưa đóng góp lớn vào sự phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung. Trong khi đó, ở các nước phát triển như Hà Lan, trồng hoa là một ngành có vị trí quan trọng, đóng góp lớn vào nền kinh tế của quốc gia.

Việt Nam và Canada đã đàm phán và ký kết thành công nhiều Hiệp định hợp tác về kinh tế - thương mại, trong đó nổi bật nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Ngày càng nhiều doanh nghiệp Canada quan tâm đến hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và ngược lại.

Việt Nam đã nổi lên nhanh chóng không chỉ ở châu Á mà còn trên thị trường toàn cầu. Nhiều nhà đầu tư đang chú ý đến các công ty chất lượng, có chiến lược chuyển đổi mạnh mẽ, thành tích tăng trưởng cao. Đó là tín hiệu tích cực với Việt Nam khi đã có một chiến lược rõ ràng về thị trường trong và ngoài nước.