100 quốc gia cam kết chấm dứt nạn bạo lực trẻ em
Hội nghị do Chính phủ Colombia và Chính phủ Thụy Điển, phối hợp cùng các tổ chức quốc tế tổ chức, nhằm thiết lập chiến lược chung để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức lạm dụng và bóc lột.
Tổng thống Colombia, ông Gustavo Petro nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định nguyên nhân và đạt đồng thuận trong việc giải quyết vấn đề bạo lực trẻ em. Ông lên án việc lạm dụng quyền lực để bóc lột trẻ em trên toàn cầu, lấy Gaza làm ví dụ điển hình.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 1 tỷ trẻ em, chiếm khoảng một nửa tổng số trẻ trên thế giới, phải đối mặt với các hình thức bạo lực. Mỗi năm có gần 40.000 trẻ em tử vong vì bị sát hại.
WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường hành động để ngăn chặn bạo lực trẻ em, nhấn mạnh mục tiêu phát triển bền vững là loại bỏ hoàn toàn nạn này vào năm 2030.
Hội nghị có sự tham gia của các nạn nhân sống sót sau bạo lực, những em nhỏ chia sẻ câu chuyện và kinh nghiệm của mình để giúp xây dựng các chính sách quốc tế, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực.
Một trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra gần Tonga, kích hoạt cảnh báo sóng thần cho quốc đảo Thái Bình Dương này, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).
Một trận động đất mạnh 5,1 độ richter tiếp tục xảy ra gần Mandalay, Myanmar, vào ngày 30/3 - chỉ hai ngày sau thảm họa động đất 7,7 độ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang lên kế hoạch cắt giảm nhân sự và quy mô hoạt động do ngân sách bị thu hẹp hơn 21%, chủ yếu đến từ việc cắt giảm tài trợ từ một số quốc gia thành viên.
Liên minh châu Âu đang lên kế hoạch giảm nhập khẩu nông sản từ Ukraine, khi chương trình miễn thuế khẩn cấp dành cho nước này kết thúc vào tháng 6/2025.
Trận động đất mạnh 7,7 độ richter ngày 28/3 tại Myanmar và Thái Lan đã đặt ra nhiều câu hỏi về chất lượng xây dựng trong khu vực.
Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ Myanmar vượt qua thảm họa.
0