1.000 lao động nông nghiệp có cơ hội làm việc tại Australia

Trong năm 2024, tối đa 1.000 lao động Việt Nam sẽ được sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia. Đây là thông tin được Đại sứ quán Australia và Bộ lao động- thương binh và xã hội (LĐTBXH) đưa ra tại buổi công bố triển khai thực hiện hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia.

Theo đó, Chính phủ Australia sẽ cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại nước này tại cùng một thời điểm. Người lao động Việt Nam tham gia chương trình có thể làm công việc ngắn hạn (từ 6 đến 9 tháng), hoặc làm công việc dài hạn (từ 1 đến 4 năm). Vị trí việc làm của người lao động Việt Nam chỉ yêu cầu có kỹ năng nghề thấp, đến bán lành nghề trong ngành nông nghiệp như trồng trọt, chế biến thịt, thủy sản (bao gồm nuôi trồng thủy sản) và lâm nghiệp.

Theo Bộ LĐTBXH, người lao động tham gia chương trình phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, như: Có hộ chiếu còn hiệu lực phù hợp với thời gian tham gia hợp đồng lao động tại Australia; trên 21 tuổi vào thời điểm nộp hồ sơ xin thị thực. Bên cạnh đó, người lao động phải có trình độ tiếng Anh cơ bản đủ để có thể làm việc, hòa nhập cuộc sống tại Australia, góp phần giảm rủi ro và tự giải quyết phát sinh. Khi tham gia chương trình, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi theo quy định của luật pháp Australia như người lao động nước này, được hưởng mức lương cơ bản, ít nhất bằng mức lương tối thiểu theo quy định của luật pháp Australia và phù hợp với các quy định của chương trình. Họ cũng được người sử dụng lao động bố trí đủ việc làm, nơi làm việc an toàn; được người sử dụng lao động chi trả tối thiểu 300 đô la Australia cho chi phí vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc/nơi ở tại nước này. Đồng thời, người lao động cũng được người sử dụng lao động chi trả chi phí tuyển chọn/chi phí hành chính cho doanh nghiệp dịch vụ/đơn vị sự nghiệp công lập.

Trước đó, đầu tháng 3 năm nay, Thủ tướng Chính phủ của hai nước đã cùng công bố Kế hoạch thực hiện của chương trình, trong đó nêu rõ các yêu cầu, điều kiện đối với lao động Việt Nam tham gia chương trình, cũng như vai trò và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan để đảm bảo phúc lợi cho người lao động.

Việc lựa chọn doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, và người sử dụng lao động Australia tham gia vào chương trình được thực hiện trong tháng 9. Bộ LĐTBXH và Chính phủ Australia cùng phối hợp lựa chọn doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam tham gia vào chương trình.

Bà Renee Deschamps - Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết chương trình hợp tác này có ý nghĩa quan trọng đối với cả Việt Nam và Australia. Chương trình sẽ mang đến cho người lao động Việt Nam các cơ hội nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong khi đảm nhận các vị trí công việc ở vùng nông thôn và địa phương tại Australia. “Australia và Việt Nam đều cam kết đảm bảo cho người lao động tham gia chương trình PALM được an toàn và giảm thiểu tối đa các rủi ro liên quan đến gian lận, hoạt động tuyển dụng phi đạo đức và bóc lột lao động. Chúng tôi mong muốn làm việc cùng các doanh nghiệp dịch vụ có kinh nghiệm tại Việt Nam và có các chính sách, hoạt động tuyển dụng công bằng, có đạo đức và minh bạch.”, Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam nhấn mạnh.

Bà Renee Deschamps, Phó đại sứ Australia tại Việt Nam

Ông Phạm Viết Hương, Phó cục trưởng cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH cho biết, trong năm đầu tiên thực hiện chương trình, Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ LĐTBXH) và tối đa 6 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được lựa chọn tham gia chương trình. Đơn vị sự nghiệp doanh nghiệp dịch vụ không được lựa chọn sẽ không được tham gia và tuyển dụng lao động cho chương trình. Phí tuyển dụng sẽ do người sử dụng lao động của Australia chi trả cho đơn vị sự nghiệp, và doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam. “Phía Việt Nam và Australia tuyển chọn tối đa 6 doanh nghiệp tham gia chương trình cùng với trung tâm thuộc Bộ LĐTBXH . Tiêu chí tuyển chọn thì sau hôm nay sẽ công bố các doanh nghiệp tham gia . Các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện đề ra và Cục quản lý lao động ngoài nước sẽ lựa chọn 10 đến 20 doanh nghiệp, sau đó gửi hồ sơ cho phía Australia lựa chọn . Khi phía Australia lựa chọn sẽ công bố các doanh nghiệp công khai ”, ông Phạm Viết Hương nhấn mạnh.

Ông Phạm Viết Hương, Phó cục trưởng cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan, hợp tác lao động là một thành tố quan trọng trong quan hệ đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam và Australia, là dấu mốc quan trọng về hợp tác kinh tế, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa hai nước. “Hai nước triển khai thực hiện Thỏa thuận nhằm đáp ứng nguyện vọng của người lao động Việt Nam đi làm việc tại Australia để nâng cao trình độ ngoại ngữ, tích lũy kiến thức, khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp với mức thu nhập cao... Khi hoàn thành hợp đồng lao động về nước có thể áp dụng, thực hiện có hiệu quả, tăng năng suất lao động. Đồng thời người lao động đi làm việc tại Australia nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về nguồn nhân lực của người sử dụng lao động Australia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.