120 năm lịch sử Hà Đông qua triển lãm ảnh
Triển lãm tranh - ảnh nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông với 70 tác phẩm tranh - ảnh, phản ánh chân thực, sinh động vẻ đẹp của mảnh đất, con người Hà Đông, những đổi thay vượt bậc của quê hương Hà Đông qua 120 năm xây dựng và phát triển.
Với niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng và tình yêu đặc biệt dành cho mảnh đất Hà Đông, hai tác giả là ông Trương Thế Cầu - nguyên Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Hà Đông và ông Nguyễn Văn Trường - Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Hà Đông, đã gửi ảnh tham dự cùng một số nghệ sĩ nhiếp ảnh khác.
Ông Nguyễn Văn Trường - Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hà Đông, cho biết: “Mỗi một góc máy mình thấy nó đẹp quá. Tại sao không ghi nhận những cái đẹp của Hà Đông để báo cáo với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân về những cái đẹp nơi đây để mọi người yêu thêm và có trách nhiệm xây dựng Hà Đông”.
Chị Hoàng Thị Lý - phường Văn Quán, quận Hà Đông chia sẻ: “Để vẽ được những bức tranh có hồn như này rất hiếm có. Người họa sĩ phải rất công phu và đặt tâm huyết vào nó”.
Những bức tranh - ảnh không chỉ đẹp về mặt mỹ thuật mà còn phản ánh chân thực về đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, nghệ nhân giữ gìn nghề lụa Vạn Phúc, hội làng xưa...
Triển lãm còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, nhất là đối với thế hệ trẻ. Đồng thời nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân về trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong xây dựng và phát triển quận Hà Đông ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.
Cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Vạn Phúc, quận Hà Đông, đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Nơi đây không chỉ thu hút những ai yêu thích lịch sử, mà còn gắn liền với hành trình khám phá làng lụa nghìn năm và tìm hiểu về cuộc đời Bác.
Chiều 7/ 1, triển lãm tranh "12 con giáp" của nam họa sĩ Đặng Việt Linh đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thu hút sự quan tâm của những người yêu nghệ thuật. Với phong cách sáng tạo độc đáo, triển lãm mang đến một góc nhìn mới mẻ và giàu cảm xúc về hình tượng 12 con giáp trong văn hóa Á Đông.
Cổng làng Cót thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, gợi lại ký ức về ngôi làng ven đô của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm.
Không gian đình cổ Tú Thị tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm - nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành, đã trở thành một điểm đến giao lưu văn hóa độc đáo.
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, được công nhận là bảo vật Quốc gia.
Tô Ngọc Trang - họa sĩ nổi tiếng trong làng tranh sơn mài vừa ra mắt triển lãm cá nhân mang tên “Chiêm bao”, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm. Triển lãm đánh dấu bước ngoặt trong nghệ thuật chân dung đương đại tại Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên kỹ thuật ghép gốm được sử dụng để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
0