14 người chết do mưa lũ ở Lào Cai
Theo thông tin ban đầu của các địa phương, từ đêm ngày 7/9 đến ngày 9/9 trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to. Trong 12h qua, lũ trên sông Hồng tại Lào Cai, Bảo Hà, suối Nhù tại Văn Bàn đang lên nhanh do ảnh hưởng mưa lớn trên lưu vực kết hợp với điều tiết xả lũ của các hồ chứa phía thượng nguồn.
Mưa lũ đã làm 14 người chết, trong đó: thị xã Sa Pa 5 người; huyện Văn Bàn 1 người; huyện Bắc Hà 1 người; huyện Bát Xát 7 người; 1 người tại xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa mất tích; 12 người bị thương (thị xã Sa Pa 10 người, huyện Bát Xát 02 người).
Có tổng số 444 nhà ở bị thiệt hại do mưa lũ, trong đó 4 nhà tại thị xã Sa Pa bị lũ cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn.
Khoảng 15h30' ngày 8/9, tại Khu dân cư tổ dân phố Phố Thầu, thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai đã sạt lở 200 m3 đất đá, cung sạt dài khoảng 100 m, nguy cơ tiếp tục sạt lở khoảng 1.000 m3, gây nguy hiểm đến tài sản và tính mạng của người dân 20 hộ dân phía dưới với 77 khẩu. Các huyện còn lại chưa xác định được mức độ thiệt hại.
Về sản xuất nông nghiệp có 453 ha lúa; 226 ha ngô, hoa màu; 9,8 ha sắn; 2,5 ha chuối; 13,4 ha thủy sản tại các huyện Văn Bàn, Bảo Thắng, Bát Xát, Bảo Yên, thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai bị thiệt hại; nhiều gia súc bị lũ cuốn trôi ở huyện Văn Bàn và thị xã Sa Pa.
Sạt lở ta luy nhiều tuyến quốc lộ
Các tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh 4, 4D, 279, 70 có rất nhiều vị trí bị sạt ta luy dương, ta luy âm, ngập nước, gây ách tắc giao thông cục bộ.
Các tuyến đường tỉnh từ 151 - 162 có rất nhiều vị trí bị sạt ta luy dương, ta luy âm, ngập nước, gây ách tắc giao thông cục bộ.
Đường do huyện, xã quản lý bị sạt lở, hư hỏng 33 tuyến với nhiều điểm sạt lở ta luy dương, ta luy âm, ngập nước. Một số điểm cầu, tràn bị ngập trên địa bàn tỉnh; 1 cầu dân sinh (cầu gỗ) bị nước lũ cuốn trôi tại huyện Văn Bàn.
Có 4 công trình thủy lợi bị thiệt hại tại huyện Văn Bàn; 01 trạm y tế xã bị ngập nước. Sét đánh đường điện chập cháy điều hòa, nguồn một số trạm BTS tại xã Làng Giàng, Liêm Phú, Nậm Xé, Dương Quỳ. Một ô tô bị sạt lở trôi xuống lòng hồ thủy điện suối Chăn; nhiều cột điện gẫy đổ.
Đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường đã khẩn trương cùng một số sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã đến hiện trường các địa phương bị thiệt hại nặng do thiên tai gây ra trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó và tìm kiếm cứu nạn, đưa người bị thương đi cấp cứu; đồng thời thăm hỏi, động viên gia đình có người bị chết; hỗ trợ nhân dân khắc phục nhà ở, ổn định đời sống.
Di chuyển khẩn cấp nhiều hộ dân
Huyện Văn Bàn, huyện Bát Xát tổ chức di chuyển khẩn cấp nhiều hộ dân ở các khu vực nguy hiểm, bị ngập lụt đến nơi an toàn ngay trong chiều và đêm ngày 8/9.
Sáng ngày 9/9/2024, ngay sau khi nhận được thông tin, Đoàn công tác của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng với lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã đến huyện Bát Xát kiểm tra công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai và công tác tìm kiếm cứu nạn tại xã A Lù, huyện Bát Xát.
Huyện Si Ma Cai đã huy động các lực lượng tại chỗ, lực lượng xung kích và nhân dân trong thôn, tổ dân phố giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại di chuyển người và tài sản 20 hộ, 77 khẩu đến nơi an toàn.
Thị xã Sa Pa thành lập Trung tâm chỉ huy thị xã tại trụ sở UBND thị xã và một Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường sạt lở xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn tại chỗ.
Các lực lượng chức năng, các lực lượng tại chỗ của xã Mường Hoa và các xã lân cận khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, đưa người bị thương đi cấp cứu, chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại khác do thiên tai gây ra.
200 người đã được huy động thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ nhân dân di chuyển tài sản, khắc phục hậu quả tại khu vực sạt lở.
Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý bảo trì đường bộ Lào Cai cử cán bộ tuần kiểm trực tiếp đến hiện trường và chỉ đạo nhà thầu quản lý bảo trì đường bộ tập trung nhân lực, máy móc dọn dẹp đất đá, phân luồng để đảm bảo an toàn giao thông.
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, rác thải nhựa từ thương mại điện tử có thể đạt 800.000 tấn vào năm 2030 nếu không có giải pháp đóng gói bền vững.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) và thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).
Với mong muốn hun đúc tình yêu quê hương đất nước và giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương, Quận đoàn Hà Đông đã tổ chức chương trình “Ngàn lá cờ Tổ quốc vì Trường Sa thân yêu”, thu hút đông đảo các bạn đoàn viên thanh niên, học sinh tại các trường học nhiệt tình tham gia.
“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
0