149 người ngộ độc bánh mì do pate nhiễm khuẩn Salmonella

Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp vừa công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm lấy tại tiệm bánh mì Hồng Ngọc 12, phát hiện pate bị nhiễm khuẩn Salmonella gây ngộ độc 149 người.

Cụ thể, trong 51 mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân có 29 mẫu nhiễm vi khuẩn Salmonella, xét nghiệm bốn mẫu thực phẩm lấy tại tiệm Hồng Ngọc gồm chả lụa, jambon (chả đỏ), pate gan, xúc xích tỏi, dưa chua (củ cải trắng), thì món pate gan cũng nhiễm khuẩn này.

Sở Y tế kết luận: "Vi khuẩn Salmonella có trong pate gan gây ngộ độc cho người ăn bánh mì thịt".

Trước đó, chiều 6/8, Công ty may Thái Dương thành phố Hồng Ngự mua 33 ổ bánh mì của tiệm bánh mì Hồng Ngọc 12 cho công nhân tăng ca ăn khuya. Tổng cộng 31 công nhân tăng ca thì 29 người đã ăn bánh mì, sau đó bị ngộ độc (19 người nhập viện, 10 người điều trị tại nhà), riêng hai người không ăn thì sức khỏe bình thường.

Một bệnh nhân đang điều trị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Hồng Ngọc. Ảnh: Ngọc Tài/ VnExpress.

Ngày 7/8, cơ quan chức năng yêu cầu tiệm Hồng Ngọc 12 ngưng hoạt động. Thế nhưng trong gần một tuần sau, nhiều người dân lần lượt nhập viện với triệu chứng tương tự các công nhân, và đều xuất hiện bất thường sau khi ăn bánh mì Hồng Ngọc. Tổng cộng 149 người bị ngộ độc, bao gồm số công nhân trên. Hiện 142 bệnh nhân đã xuất viện, 7 người còn đang điều trị, sức khỏe tạm ổn.

Kết luận điều tra cũng ghi nhận tiệm Hồng Ngọc vẫn bán các thực phẩm khác ngoài bánh mì thịt dù bị cơ quan chức năng yêu cầu ngừng hoạt động ngay sau khi 20 công nhân ngộ độc nhập viện. Tiệm Hồng Ngọc cũng thiếu một số hợp đồng nguyên liệu, tủ bày bán thức ăn không có trang bị dụng cụ chống côn trùng hay động vật gây hại xâm nhập, quy trình sản xuất thực phẩm không theo nguyên tắc một chiều.

Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Tháp thăm các bệnh nhân bị ngộ độc. Ảnh: Báo An Giang.

Sở Y tế Đồng Tháp kiến nghị UBND thành phố Hồng Ngự phạt tiệm bánh mì Hồng Ngọc về "hành vi bán thực phẩm gây ngộ độc từ 5 người trở lên", mức phạt 80 - 100 triệu đồng. Ngoài ra, tiệm có thể bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm trong 3 - 5 tháng.

Vào tháng 5/2024 vừa qua, tại tỉnh Đồng Nai cũng xảy ra vụ việc 568 người ngộ độc sau ăn bánh mì, dương tính với khuẩn Salmonella và E.coli.

Salmonella là thủ phạm gây nhiều vụ ngộ độc quy mô lớn. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người qua đường ăn uống, sinh độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột, gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Salmonella phát triển rất nhanh ở môi trường nóng ẩm (35-37 độ C), phát tán ra môi trường và bám vào thực phẩm như thịt, trứng gia cầm.

Việc soát vi khuẩn Salmonella và E.coli không chỉ bảo vệ an toàn sức khỏe cho người dân mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi Việt Nam trên trường quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 5400 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt.

Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; tổ chức cứu chữa miễn phí cho người bị thương.

Năm năm gần đây, xu hướng trẻ hóa bệnh nhân suy thận là vấn đề cần lưu tâm. Theo các bác sĩ, lối sống là một trong những nguyên nhân khiến gia tăng tình trạng suy thận ở người trẻ.

Trong những ngày mưa lũ, để bệnh nhân an tâm điều trị, Bệnh viện K tăng thêm giường lưu trú miễn phí cho người bệnh. Những người bệnh có hoàn cảnh có khăn được nhận suất ăn miễn phí hàng ngày.

Bệnh viện Việt Đức đang liên tục tiến hành hội chẩn cấp cứu từ xa các nạn nhân bị vùi lấp do sạt lở, lũ quét tại Yên Bái, Lào Cai.

Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã trực tiếp chỉ đạo hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận và điều trị nạn nhân thuộc khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn…