15 địa phương tham gia Festival kết nối di sản tại Ninh Bình

Khoảng 15 địa phương có di sản được quốc gia và quốc tế công nhận sẽ hội tụ tại Festival “Tràng An kết nối di sản - Ninh Bình” năm 2022, diễn ra từ 17-19/11 tại tỉnh Ninh Bình.

Các địa phương sẽ tham gia các hoạt động triển lãm, diễu hành, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh các di sản văn hóa đồng thời xúc tiến, quảng bá du lịch.

"Hoa Lư vang mãi ngàn năm," festival là sự kiện văn hóa, du lịch có ý nghĩa của tỉnh Ninh Bình. 

Thông tin trên được ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, Phó Trưởng Ban thường trực Ban tổ chức festival cung cấp trong cuộc họp báo ngày 4/11 tại Hà Nội.

Với chủ đề "Hoa Lư vang mãi ngàn năm," festival là sự kiện văn hóa, du lịch có ý nghĩa quan trọng nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố trong nước và quảng bá hình ảnh, di sản văn hóa, con người của tỉnh Ninh Bình nói riêng và các tỉnh, thành phố tham gia festival nói chung đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Ông Nguyễn Mạnh Cường cho hay đây là lần đầu tiên festival được tổ chức, tạo tiền đề để xây dựng một “thương hiệu văn hóa” của tỉnh Ninh Bình, dự kiến diễn ra hai năm một lần.

Điểm nhấn của festival là sự kết nối các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế có di sản được quốc gia và quốc tế công nhận, bao gồm di sản thế giới, di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản văn hoá phi vật thể quốc gia tham gia các hoạt động theo định hướng và trong khuôn khổ chủ đề chính của festival với mục tiêu cốt lõi là giữ gìn, bảo tồn, tôn vinh các di sản văn hóa, góp phần xúc tiến du lịch, thương mại và mở rộng hợp tác.

Các tỉnh, thành phố tham gia festival lần này bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Thành phố Hồ Chi Minh, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau và Ninh Bình.

Đại diện Ban tổ chức cho hay festival năm nay còn có sự tham gia của đoàn nghệ thuật tỉnh Udomxay (Lào) và hơn 70 hoa hậu đến từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Cuộc thi Hoa hậu Du lịch thế giới (Miss Tourism World). Họ sẽ trình diễn trong chương trình khai mạc và chương trình lễ hội đường phố của festival.

Chương trình khai mạc sẽ diễn ra vào 20h ngày 17/11 tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, thành phố Ninh Bình. Đây là chương trình nghệ thuật đặc sắc nhằm giới thiệu và tôn vinh các giá trị về di sản văn hóa của tỉnh Ninh Bình và các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế tham gia festival. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình và một số đài phát thanh truyền hình các tỉnh, thành phố.

Triển lãm di sản văn hóa và lịch sử truyền thống diễn ra từ ngày 17/11 đến ngày 19/11 tại khu vực Nhà Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Ninh Bình. Các tỉnh, thành phố sẽ trưng bày mô hình, biểu tượng, hình ảnh, tư liệu, hiện vật, sản phẩm văn hóa tiêu biểu giới thiệu về lịch sử, các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tại gian trưng bày triển lãm của địa phương tạo thành một không gian tổng thể về di sản văn hóa, lịch sử truyền thống tiêu biểu của cả nước.

Chương trình lễ hội đường phố sẽ diễn ra từ 19h ngày 18/11 tại khu vực Nhà Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Ninh Bình. Các tỉnh, thành phố tham gia festival và các thí sinh Hoa hậu Du lịch thế giới sẽ tham gia diễu hành, biểu diễn, diễn xướng các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của địa phương trên tuyến đường Đinh Tiên Hoàng và khu vực Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế.

Chương trình Đại nhạc hội di sản văn hóa và âm hưởng hiện đại diễn ra từ 20h30 ngày 18/11 tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế. Chương trình dựa trên nền tảng truyền thống, được sáng tạo và biểu diễn với hình thức và nhịp điệu hiện đại, sôi động, qua đó tạo nên một làn gió mới cho các di sản truyền thống trong không gian trẻ.

Lễ bế mạc festival sẽ diễn ra vào 20h ngày 19/11 tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 18-21/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Từ một môn nghệ thuật xuất xứ từ nước ngoài, trải qua hơn 100 năm, xiếc Việt Nam đã được nhiều thế hệ diễn viên, nghệ sỹ, đạo diễn bồi đắp bằng nhiều màu sắc, đường nét mang đặc trưng của văn hóa dân tộc.

Vào 15h ngày 31/3, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam tổ chức chương trình hòa nhạc ngoài trời với chủ đề “Giai điệu mùa xuân” tại khu vực sân vườn bảo tàng (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội).

Với bề dày truyền thống, Lễ hội làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam kết tinh trong từng sản phẩm gốm nói riêng và mỹ nghệ nói chung. Đây cũng là dịp để thế hệ sau thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tầm hồn người Việt.

Chiều 24/3, tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội, nhà điêu khắc Lưu Thanh Lan ra mắt cuốn sách đánh dấu cột mốc 30 năm hoạt động nghệ thuật của bà.

Ngày 24/3 tại Khu danh thắng Tây Thiên, Ủy ban Nhân dân huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức khai mạc Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024.