25 năm Vladimir Putin

Đúng vào ngày cuối cùng của năm cách đây một phần tư thế kỷ, Tổng thống Nga Boris Yeltsin trao quyền điều hành nước Nga cho thủ tướng Nga Vladimir Putin. Trong thời gian chỉ rất ngắn, ông Putin từ rất ít được biết đến đã nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng trên bầu trời chính trị ở nước Nga và ở châu Âu. Một phần tư thế kỷ đã qua kể từ sự kiện ấy.

Nhìn lại 25 năm qua có thể thấy ông Putin đã gây dựng nên thời riêng của mình ở nước Nga, đã làm thay đổi nước Nga và cũng đã góp phần rất quan trọng vào những biến động chính trị thế giới, những xoay vần trong quan hệ quốc tế và vào sự thay đổi tương quan lực lượng và trật tự thế giới.

Nước Nga ở vào thời điểm ông Putin tiếp nhận quyền bính từ ông Yeltsin suy yếu gần như trên mọi phương diện và dường như chỉ còn bị Khối Phương Tây dè chừng vì sở hữu vũ khí hạt nhân, có nghĩa chỉ vì còn là cường quốc hạt nhân.

Nước Nga bị Khối Phương Tây coi thường. Năm 2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama coi Nga chỉ là "cường quốc khu vực". Sau 25 năm dưới sự trị vì của ông Putin, nước Nga đã bị Khối Phương Tây coi là địch thủ đáng gờm nhất, là mối đe doạ và thách thức lớn nhất và phải tập trung mọi công của, sức lực và trí tuệ để đối phó. Qua đó có thể thấy ông Putin đã làm nước Nga chuyển đổi và thay đổi như thế nào và gây dựng nên cho chính mình dấu ấn cầm quyền riêng sâu đậm như thế nào trong lịch sử nước Nga.

Đến nay, ông Putin làm Tổng thống Nga 21 năm và Thủ tướng Nga 4 năm. Ông Putin đã khôi phục thành công sự phát triển kinh tế - xã hội cho nước Nga và vị thế, vai trò và ảnh hưởng của Nga trong chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.

Về đối ngoại, có thể phân chia 25 năm qua của ông Putin ra thành 2 thời kỳ. Thời kỳ đầu, ông Putin được Khối Phương Tây nhìn nhận là đối tác, được tranh thủ và lôi kéo vào hợp tác. Thời kỳ thứ hai là thời kỳ ông Putin và Khối Phương Tây đi vào đối đầu và đối địch, xa cách nhau và mất lòng tin lẫn nhau.

Sự phân kỳ được đánh dấu bằng cuộc chiến tranh ở Grudia giữa Nga và Grudia hồi năm 2008. Một mốc quan trọng của giai đoạn thứ 2 là việc Nga chiếm bán đảo Crimea và một số vùng lãnh thổ miền đông Ukraine để rồi tới đỉnh điểm hiện tại là cuộc chiến ở Ukraine giữa Nga và Ukraine. Phe Phương Tây cáo buộc ông Putin muốn phục hưng Đế chế Nga khi xưa. Điều có thể chắc chắn là việc NATO nhiều lần "Đông tiến", tức là kết nạp các quốc gia Đông Âu và Bantic, là nguyên nhân quyết định nhất khiến ông Putin chuyển từ đối tác thành đối thủ của phe Phương Tây.

Qua 25 năm, điều hiện cũng còn có thể chắc chắn được là Nga và Khối Phương Tây rất khó có thể trở về lại thời từng thân ái xưa và nếu có thể thì cũng phải rất lâu nữa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Báo The National News của Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất ngày 3/1 dẫn các nguồn tin cho biết, các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza và thả con tin giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel đã đạt được tiến bộ đáng kể, sau khi cả hai bên đều điều chỉnh các điều kiện của họ.

Hàng không dân dụng là ngành chiến lược quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Sau thời gian khó khăn do đại dịch, ngành hàng không dân dụng của Trung Quốc đã chứng minh khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trong năm 2024, với kỷ lục hơn 700 triệu chuyến bay chở khách tính đến ngày 15/12.

Tranh cãi đang nổi lên trong chính giới và giới pháp lý ở Hàn Quốc sau việc Quốc hội – bên luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, ngày 3/1 có động thái rút cáo buộc “nổi loạn” khỏi căn cứ luận tội ở Tòa án Hiến pháp.

Thẩm phán Tòa án tối cao bang New York, xử vụ Tổng thống đắc cử Donald Trump chi tiền bịt miệng sao khiêu dâm Stormy Daniels, đã ấn định thời gian tuyên án vào ngày 10/1/2025. Như vậy, phiên tòa kết án ông Trump sẽ diễn ra chỉ 10 ngày trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông.

Tòa án Phần Lan vừa bác bỏ yêu cầu phóng thích tàu chở dầu Eagle S - con tàu bị giới chức Phần Lan tịch thu hôm 26/12/2024 do nghi ngờ liên quan đến vụ đứt cáp ngầm EstLink 2 kết nối giữa Phần Lan và Estonia.

Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, Ngoại trưởng nước này Antony Blinken sẽ có chuyến công du Hàn Quốc, Nhật Bản và Pháp từ ngày 4-9/1. Đây có thể là chuyến công du cuối cùng của ông Blinken trên cương vị thành viên nội các của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1 tới.