4 ca tử vong do cúm A/H1pdm, Cục Y tế ra cảnh báo
Liên quan đến chủng cúm A/H1N1pdm khiến 4 người tử vong tại Bình Định, Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế thông tin virus cúm này được phát hiện đầu tiên trong đại dịch cúm năm 2009. Với mức độ nguy hiểm của cúm A, ngành y tế khuyến cáo người dân không nên chủ quan với ho, sốt cao, cần đến cơ sở y tế khám, để tránh lây lan trong cộng đồng.
Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh cúm mùa do chủng cúm A/H1N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan qua hắt hơi, ho khạc và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm virus sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng.
Tại Việt Nam, hàng năm vẫn ghi nhận từ 600.000 - 1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa, số mắc ghi nhận quanh năm. Hệ thống giám sát trọng điểm viêm phổi cấp do virus tại Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp mắc với khoảng 10% số mẫu bệnh nhân cúm dương tính với chủng cúm A/H1N1.
Bệnh cúm mùa thường diễn biến nhẹ, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mãn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai; bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Theo Cục Y tế Dự phòng, hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, nhất là bệnh cúm mùa.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bình Định, trên địa bàn tỉnh có 9 ca dương tính với cúm A/H1pdm, trong đó 4 ca tử vong. Đang bước vào mùa cúm, ngành y tế khuyến cáo người dân không nên chủ quan với ho, sốt cao.
Một nam thanh niên 18 tuổi bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não, bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất xác định chết não. Gia đình đã hiến tạng, 7 đơn vị tạng của anh đã được lấy và ghép cho 7 người tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế.
So với trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh sởi ở người lớn thấp hơn nên thường có tâm lý chủ quan, không đi khám và điều trị kịp thời. Điều này dẫn đến việc bệnh có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là những người chưa được tiêm phòng hoặc có hệ miễn dịch yếu.
UBND TP. Hà Nội mới ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị về triển khai tiêm chủng vaccine uốn ván, bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Trong tuần này, CDC Hà Nội sẽ xử lý ổ dịch sởi tại Hoàng Liệt (Hoàng Mai) và Ngọc Hồi (Thanh Trì); phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động giám sát, điều tra, xử lý dịch tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch.
Trong tuần vừa qua, Hà Nội ghi nhận 496 ca sốt xuất huyết (SXH), có xu hướng giảm nhẹ. Bên cạnh đó, số trẻ mắc sởi tiếp tục gia tăng với 28 bệnh nhân.
0