5 nhiệm vụ trọng tâm ngành Y tế Thủ đô cần thực hiện

Nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, sáng nay 21/2, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng đến thăm, chúc mừng Ngành Y tế Thủ đô. Thay mặt lãnh đạo Thành phố, Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng chúc toàn thể cán bộ, y bác sĩ, công chức, viên chức và người lao động Ngành Y tế Thủ đô luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công.

Thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng toàn Ngành Y tế Thủ đô đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, y đức, hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng khẳng định, nỗ lực của cán bộ, y bác sĩ, công chức, viên chức và người lao động Ngành Y tế Thủ đô đã góp phần quan trọng vào những kết quả toàn diện của Thành phố trong năm 2023. Nổi bật là tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, chủ trương đẩy mạnh phân cấp uỷ quyền và tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm trong giải quyết công việc.

Bí thư Thành uỷ chúc mừng Ngành Y tế Thủ đô

Mới đây nhất, ngày 19/2, Ban Thường vụ Thành uỷ đã ban hành Chỉ thị số 30 về tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.

Chỉ thị không chỉ cụ thể hoá Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị mà còn  là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, hình thành hệ giá trị văn hóa gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội; coi đây là nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô. Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng đề nghị các cấp uỷ Đảng, từng cơ quan, đơn vị, trong đó có Ngành Y tế Thủ đô phải xây dựng kế hoạch thực hiện hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân Thủ đô trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng đề nghị các cấp uỷ Đảng, từng cơ quan, đơn vị, trong đó có Ngành Y tế Thủ đô phải xây dựng kế hoạch thực hiện hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực

Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, cùng với văn hoá và giáo dục, y tế cũng đang là lĩnh vực được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm và dành nguồn lực đầu tư, trong giai đoạn 2022-2025 là hơn 48.200 tỷ đồng. Ghi nhận nỗ lực của Ngành Y tế Thủ đô trong năm qua đã thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đặc biệt trong khống chế dịch sốt xuất huyết, ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết thủ tục hành chính. Việc nâng cao năng lực của hệ thống y tế cơ sở tiếp tục là nội dung được Bí thư Thành uỷ nhấn mạnh, từ kinh nghiệm của công tác phòng chống dịch COVID-19 và yêu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn mới. 5 nhiệm vụ trọng tâm được Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng lưu ý và mong muốn ngành Y tế Thủ đô thực hiện trong năm 2024. Theo đó, Ngành Y tế Thủ đô cần đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành bảo đảm vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm gắn với quy trình hóa, cá thể hóa, cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong phân công và thực thi nhiệm vụ, trong từng khâu của quy trình xử lý công việc; khẩn trương bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ với tinh thần quyết liệt, sáng tạo và hiệu quả để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu năm 2024.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng đến thăm, chúc mừng Ngành Y tế Thủ đô

Ngành Y tế cần tiếp tục thực hiện tốt công tác phân tích, dự báo, quản lý, theo dõi, kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành, nguy hiểm mới nổi, đảm bảo dịch bệnh không lây lan, ảnh hưởng tới đời sống, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác khám bệnh, chữa bệnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh, triển khai khám chữa bệnh từ xa, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại ở các tuyến, các cơ sở y tế. Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng đề nghị Ngành Y tế tiếp tục rà soát, hướng dẫn, tham mưu cấp có thẩm quyền các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế; Triển khai thực hiện tốt kế hoạch đầu tư về ba mục tiêu - cải tạo, nâng cấp trường học, y tế và tu bổ các di tích văn hóa, lịch sử giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo, trong đó, lĩnh vực y tế tập trung cho y tế cơ sở, y tế dự phòng... Bên cạnh đó, triển khai hiệu quả công tác quản lý môi trường y tế, phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm…; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số ngành y tế.

Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng đề nghị Ngành Y tế tiếp tục rà soát, hướng dẫn, tham mưu cấp có thẩm quyền các giải pháp tháo gỡ khó khăn

Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng tin tưởng, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ngành y tế Thủ đô sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nhất trí, chung sức, chung lòng phát huy những thành tựu và truyền thống tốt đẹp của mình, không ngừng nỗ lực phấn đấu để đạt được những chuyển biến, những kết quả to lớn hơn nữa trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Bí thư Thành uỷ Hà Nội mong muốn, mỗi cán bộ y tế hãy luôn là những tấm gương sáng về sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện vươn lên, hoàn thiện về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để không chỉ giúp người dân gìn giữ, nâng cao sức khỏe, vượt qua bệnh tật mà còn để lại trong lòng những tình cảm ấm áp, những kỷ niệm không quên, những suy ngẫm tốt đẹp về tình người, về đạo lý nhân sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay, đất nước và nhân dân đã tiễn biệt một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung và một người Hà Nội giản dị. Mỗi người Việt Nam sẽ luôn ghi nhớ những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Cái quý nhất của con người là Cuộc sống và Danh dự sống" và coi đó là nguồn động viên to lớn, là kim chỉ nam để học tập, rèn luyện và noi theo.

Ngày 26/7, đất nước và nhân dân ta đã đau xót tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung, cả đời cống hiến, phụng sự Đảng, Tổ quốc và nhân dân, môt người Hà Nội giản dị, chân tình và gần gũi với quần chúng.

Đúng 15 giờ chiều 26/7, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Thủ đô Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế cùng gia đình đã kính cẩn nghiêng minh vĩnh biệt nhà lãnh đạo kiệt xuất, người đảng viên cộng sản kiên trung, nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Đúng 13h, cùng thời điểm tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội) và Hội trường Thống nhất ở TP.HCM, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Lễ truy điệu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu.

Tại TP. HCM, đúng 12h30 phút, Lễ viếng tại Hội trường Thống Nhất kết thúc. Ngay sau đó, Lễ truy điệu cũng đã được tổ chức đồng thời với Nhà tang lễ Quốc gia.

Chiều 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và Hội trường Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).