5 tổ công tác xử lý 3000 vi phạm mỗi tháng

Gần 3000 trường hợp vi phạm bị xử lý, tạm giữ hơn 770 phương tiện là kết quả sau hơn một tháng phòng CSGT, Công an thành phố Hà Nội đưa 5 tổ công tác đặc biệt đi vào hoạt động.

Dù che chắn tạm bợ nhưng khoảng 20 thanh nhôm với chiều dài gần gấp đôi cả xe ba gác vẫn được một tài xế vận chuyển trong nội đô, tiềm ẩn nguy cơ có thể gây tai nạn cho người đi đường. Tổ công tác đặc biệt số 2 trong quá trình làm nhiệm vụ vào giờ cao điểm sáng trên tuyến phố Hàng Bài - Lý Thường Kiệt đã phát hiện ngày 1/7, yêu cầu dừng xe xử lý. Tất cả khối hàng đều được dỡ xuống, thu giữ để đảm bảo an toàn.

Tài xế xe ba gác nhận lỗi sau khi bị xử lý và hứa không tái phạm.

Ông Đào Danh Hiển, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai giải thích: "Chuyến này chỉ được độ 200.000 đồng thôi, hiện công việc ko có, gia đình tôi đang khó khăn. Sau khi được nhắc nhở tôi hứa lần sau sẽ không vi phạm nữa".

Chỉ trong khoảng hai giờ làm việc của tổ công tác, hàng loạt vi phạm đã bị xử lý. Trong đó đặc biệt là hành vi không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, vượt đèn đỏ. Đa phần người dân đều mang tâm lý chủ quan, không nghĩ sẽ bị lực lượng xử lý vào giờ cao điểm. 

Trung tá Nguyễn Hoàng Hải, tổ trưởng Tổ công tác số 2 cho biết: "Dù giờ cao điểm người dân vi phạm nhiều nhưng sau khi được tổ công tác xử lý nhắc nhở tuyên truyền, người dân đã dần ủng hộ và chấp hành".

Thống kê từ phòng CSGT, Công an thành phố Hà Nội cho thấy, sau hơn một tháng hoạt động, 5 tổ công tác đặc biệt đã xử lý hơn gần 3000 trường hợp vi phạm. Trung bình mỗi ngày 5 tổ xử lý được hơn 110 trường hợp vi phạm; số tiền phạt ước tính hơn 2,5 tỷ đồng, tạm giữ hơn 780 phương tiện, tước khoảng 130 giấy phép lái xe…

Sau hơn một tháng hoạt động, 5 tổ công tác đặc biệt đã xử lý hơn gần 3000 trường hợp vi phạm.

Khác với những lần ra quân trước, lần này Phòng CSGT thành lập 5 tổ công tác, bố trí nhiều lớp không chỉ kiểm soát một điểm mà còn tuần tra kiểm soát lưu động theo từng khung giờ. 

"Tổ đánh đúng trọng tâm, trọng điểm với đối tượng vi phạm và tình hình tham gia giao thông hiện nay, xoay chuyển nhân thức của người dân, không còn chủ quan. Từ đó, góp phần xây dựng "văn hóa giao thông", tạo lập thói quen và ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông", - Trung tá Nguyễn Hoàng Hải, tổ trưởng Tổ công tác số 2 cho hay.

Thời gian tới, để tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn, Công an Thành phố tiếp tục xây dựng nhiều kế hoạch tuyên truyền, xử lý, vẫn thực hiện theo đúng phương châm "không có ngoại lệ, không có vùng cấm".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhận định kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa nghiêm, có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý bàn lùi, sợ sai, sợ trách nhiệm.

Tại phiên chất vấn đã có 38 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn cũng như tranh luận để làm rõ các vấn đề. Có ba Phó Chủ tịch UBND thành phố, 15 Giám đốc sở, ban, ngành và 5 Chủ tịch UBND quận, huyện đã tham gia trả lời, báo cáo, giải trình những nội dung liên quan.

Hà Nội đã có phân tích chiến lược đào tạo nghề để phù hợp với thực tế hiện nay và triển khai xây dựng bốn trường đào tạo nghề chất lượng cao.

Tuyến đê Yên Nghĩa đi về hướng quốc lộ 6 đã được Ban quản lý dự án quận Hà Đông đầu tư cải tạo và nâng cấp. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 300m đê chưa được cải tạo, hiện đang bị hư hại nghiêm trọng, gây mất an toàn cho người tham gia giao thông.

Công tác trật tự đô thị trong nhiều năm qua ở các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa luôn là vấn đề nóng. Dù đã nhiều lần xử lý nhưng vi phạm vẫn diễn biến phức tạp đòi hỏi các cấp, ngành cần phải có sự vào cuộc đồng bộ với nhiều giải pháp xuất phát từ cơ sở.

Theo Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh của Hà Nội, Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt khoảng 70 - 90% và đến năm 2035 đạt 100%.