55 năm bảo tồn Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

55 năm qua, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trở thành địa chỉ đỏ của đất nước, là nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại nhiều nơi, nhưng khu Phủ Chủ tịch là nơi gắn bó với Người lâu nhất - 15 năm cuối đời. Đây là nơi lưu giữ hình bóng, ký ức về tư tưởng, đạo đức, phong cách vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.

Cách đây 70 năm, năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, Hồ Chủ tịch về Thủ đô Hà Nội. Khi đó, Bác được tổ chức bố trí ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch (trước đó là Phủ Toàn quyền Đông Dương).

Nhưng với đức tính giản dị, muốn sống gần gũi với thiên nhiên, Bác đã chọn sống tại một ngôi nhà nhỏ ở một góc trong khuôn viên của Phủ Chủ tịch. Sau đó, nhà sàn của Bác được xây dựng tại đây.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch hiện đang thực hiện hai nhiệm vụ là bảo tồn, gìn giữ nguyên trạng nơi ở và làm việc của Người.

Trong 15 năm sống và làm việc tại khu vực nhà sàn (1954-1969), Người đã cùng với Trung ương Đảng, Chính phủ tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, góp phần tích cực vào hòa bình, hữu nghị và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Khu di tích đã đón gần 90 triệu lượt người từ khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam và từ khoảng 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Quần thể khu di tích gồm 13 di tích; có 1.738 tài liệu, hiện vật vốn thuộc các nhà di tích; các di tích ngoài trời. Bà Cù Thị Minh – Phó Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, chia sẻ: “Trải qua 55 năm hoạt động, các di sản vật thể và phi vật thể cùng với cảnh quan môi trường di tích vẫn được bảo quản như sinh thời của Người. Vì vậy, khách tham quan trong nước và quốc tế khi tới nơi đây dường như vẫn cảm nhận được hơi ấm của Người”.

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch hiện đang thực hiện hai nhiệm vụ là bảo tồn, gìn giữ nguyên trạng nơi ở và làm việc của Người; đồng thời phát huy hiệu quả di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu Phủ Chủ tịch.

Di sản vật chất cùng những di sản tinh thần sâu sắc, phong phú mà Người để lại đã hội tụ thành “Cõi Bác xưa” với một trường ký ức lịch sử - văn hóa thấm đẫm giá trị nhân văn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.

Theo Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày1/1/2025, về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, công an có thể khai thác dữ liệu từ camera hành trình để xử lý vi phạm.

Với sự kết nối mạnh mẽ và sự đa dạng của các ngành nghề, người trẻ đang đứng trước những cơ hội đầy hứa hẹn. Họ chọn những con đường sáng tạo hơn, chủ động hơn trong công việc. Không ít người đã rẽ lối sang công việc tự do để theo đuổi đam mê, mong muốn tự do thể hiện bản thân mình.

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, rác thải nhựa từ thương mại điện tử có thể đạt 800.000 tấn vào năm 2030 nếu không có giải pháp đóng gói bền vững.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).