55 tỷ USD để làm 15 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội | Hà Nội tin mỗi chiều

Hà Nội đang ấp ủ một giấc mơ về hệ thống đường sắt đô thị hiện đại với 15 tuyến vào năm 2045. Để thực hiện mục tiêu này, ngày 17/8, Hà Nội đã đưa ra những con số dự tính: để hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị của Thủ đô cần tới 55 tỷ USD.

Hệ thống đường sắt đô thị là loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, tốc độ cao và là xương sống trong hệ thống hạ tầng giao thông đô thị, đặc biệt là với Hà Nội.

Theo Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Dương Đức Tuấn, việc xây dựng các tuyến đường sắt đô thị thời gian qua gặp nhiều thách thức. Hiện chỉ có tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và đoạn trên cao tuyến Nhổn - ga Hà Nội hoạt động.

Thành phố phấn đấu đến năm 2035 hoàn thành đầu tư xây dựng, vận hành 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 418 km với nhu cầu vốn 37 tỷ USD. Tuy nhiên qua rà soát các nguồn vốn đầu tư công và tổng hợp khả năng cân đối các nguồn vốn có thể huy động khác, thành phố dự kiến cân đối được trên 28 tỷ USD, cần Trung ương hỗ trợ hơn 8 tỷ USD. Đến năm 2045, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 5 tuyến còn lại, khoảng 200 km, để hoàn thành đưa vào vận hành, với nhu cầu vốn khoảng 18 tỷ USD.

Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Kinh tế đô thị.

Theo ông Nguyễn Cao Minh, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho hay đây là thách thức rất lớn.

"Bản thân chúng tôi cũng đã đặt ba câu hỏi. Thứ nhất là làm gì để xây dựng 400 km đường sắt metro giải quyết các vấn đề về đi lại cho người dân? Hai là nguồn kinh phí đầu tư từ đâu? Bởi vì thực hiện đề án đòi hỏi về nguồn vốn 55 tỷ USD trong thời gian xây dựng ngắn đến năm 2035. Trong khi đất nước và hạ tầng giao thông khung còn nhiều vấn đề phải tập trung đầu tư như văn hoá, giáo dục, rác thải. Ba là đặt trong bối cảnh 15 năm qua Hà Nội mới làm được hai đoạn tuyến đường sắt đô thị, TP.HCM còn đang nỗ lực thực hiện tuyến số 1", ông Nguyễn Cao Minh cho biết.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng: "Chúng ta mất từ 12 - 15 năm để làm một dự án đường sắt của Hà Nội, nếu chúng ta còn 13 tuyến đường sắt này mà chúng ta không có cơ chế để huy động, không có cơ chế để thực hiện thì đến bao giờ mới xong".

Tuyến đường sắt trên cao từ Nhổn - ga Hà Nội.

Về việc huy động nguồn lực, Bộ trưởng băn khoăn: "Vậy cơ chế nào, nguồn lực nào, tổ chức thực hiện như thế nào để chúng ta làm được điều này? Nếu không thì quy hoạch này chỉ là định hướng về tương lai, là kỳ vọng chúng ta mong muốn, chứ không phải điều chúng ta nhìn thấy được".

Theo các chuyên gia, việc chuyển đổi từ phương tiện giao thông cá nhân về phương tiện công cộng cần chuyển đổi nhanh bởi nếu không nhanh sẽ gặp khó khăn, do đó cần phải có những cơ chế đột phá.

Ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Hanoi Metro cho rằng vấn đề chuyển đổi phương tiện xanh hiện nay không phải là dễ hay khó mà buộc phải làm để cho môi trường sống tốt đẹp hơn.

Vị Tổng Giám đốc cũng đưa ra số liệu dẫn chứng về sự quan tâm của người dân với loại hình phương tiện mới tàu điện. Sau một tuần đi vào khai thác thương mại, tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã chạy gần 1.400 chuyến tàu vận chuyển an toàn khoảng 400 nghìn hành khách. Ngày đạt kỷ lục đã vận chuyển trên 100 nghìn hành khách. Với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có 20% hành khách có ô tô nhưng bỏ ô tô để đi tàu điện.

Sau một tuần đi vào khai thác thương mại, tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã chạy gần 1.400 chuyến tàu vận chuyển an toàn khoảng 400 nghìn hành khách.

Để sớm hoàn thành các tuyến metro theo quy hoạch, Hà Nội đề xuất nhiều cơ chế, chính sách để triển khai. Cơ cấu nguồn vốn được xây dựng theo nguyên tắc, với các tuyến đang triển khai đầu tư theo vốn vay ODA sẽ tiếp tục đầu tư theo nguồn vốn này. Các tuyến còn lại sẽ tập trung ưu tiên bằng vốn ngân sách Nhà nước.

Hà Nội kiến nghị Chính phủ cho phép thành phố được thu và sử dụng 100% tiền thu đối với các khoản thu từ diện tích sàn xây dựng tăng thêm của các dự án xây dựng công trình dân dụng; khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực giao thông công cộng (TOD); phí cải thiện hạ tầng để tái đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống đường sắt đô thị.

Việc xây dựng hệ thống đường sắt đô thị được xem là một bước đi chiến lược, góp phần thay đổi diện mạo và giải quyết căn cơ vấn đề giao thông, nâng cao chất lượng sống cho người dân Thủ đô. Ảnh: Hà Nội mới.

Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo hoàn thành toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị vào năm 2035, Hà Nội cũng kiến nghị Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù về giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, rút gọn thủ tục đầu tư, linh hoạt trong thanh toán vốn. Đây được xem là những giải pháp then chốt để tháo gỡ các nút thắt về thể chế, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai dự án.

Việc xây dựng hệ thống đường sắt đô thị được xem là một bước đi chiến lược, góp phần thay đổi diện mạo và giải quyết căn cơ vấn đề giao thông, nâng cao chất lượng sống cho người dân Thủ đô. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, Hà Nội cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của nhân dân và sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình), tối 29/11, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp UBND quận Ba Đình tổ chức chuỗi hoạt động quảng bá du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.

Thông tin nhận được sự quan tâm lớn của người Hà Nội nói riêng và người dân cả nước liên quan tới việc UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An với điểm nhấn là nhà hát nằm sát hồ Tây. Có điều gì đặc biệt về công trình này?

Theo Nghị định 147 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng có hiệu lực từ ngày 25/12 tới đây, chỉ những người dùng đã thực hiện xác thực bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân mới có thể đăng tải thông tin, bình luận, chia sẻ thông tin hay thực hiện livestream.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải mới ký ban hành Kế hoạch số 341/KH-UBND về việc triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa tổ chức họp báo, thông tin về sự kiện Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024. Với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu", Lễ hội diễn ra từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12 tại Công viên Thống Nhất.

Online Friday 2024 – Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam sẽ diễn ra từ 25/11 đến hết ngày 1/12/2024. Với thông điệp "Tự hào hàng Việt Nam", Online Friday năm nay có điều gì hấp dẫn? Cơ hội nào cho hàng Việt trên các kênh phân phối hiện đại?