6 điểm nóng có thể xảy ra xung đột vũ trang ở châu Á trong 5 năm tới
Với sự trỗi dậy của kỷ nguyên cạnh tranh địa chính trị mới, hãng tin Nikkei đã cân nhắc về khả năng xung đột lớn trong 5 năm tới. Trong 6 cuộc xung đột nước lớn được đánh giá là có nguy cơ dễ xảy ra nhất được nêu trong phần dưới đây, đa phần bắt nguồn từ thời Chiến tranh Lạnh và dễ bị kích hoạt trở lại trong bối cảnh xuất hiện chu kỳ căng thẳng mới giữa phương Đông và phương Tây.
Điểm nóng Đài Loan
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã thăm hòn đảo Đài Loan vào tháng 8/2022. Ngay lập tức, Trung Quốc phản ứng đầy thịnh nộ, khiến nhiều nước trong khu vực căng thẳng. Bắc Kinh nhìn chuyến thăm như một sự thách thức trực tiếp hiện trạng tại vùng lãnh thổ này có từ cách đây 5 thập kỷ, trong đó Mỹ công nhận chính quyền Bắc Kinh chứ không phải Đài Bắc.
Trung Quốc đã thực hiện ngay các cuộc diễn tập bắn đạn thật xung quanh Đài Loan, khiến dư luận lo ngại Bắc Kinh có thể phong tỏa vùng lãnh thổ này và bình thường hóa trạng thái căng thẳng đó đối với Đài Loan.
Trung Quốc và Mỹ từng chứng kiến nhiều vụ khủng hoảng liên quan đến Đài Loan trong quá khứ. Nhưng giới phân tích cho rằng trong bối cảnh xung đột Ukraine-Nga hiện nay, Trung Quốc có thể hành động mạnh tay.
Chen Kuan-ting - Tổng giám đốc tổ chức nghiên cứu mang tên Quỹ NextGen Đài Loan, nhận định: “Có khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng chiến tranh kinh tế và tài chính trong vài năm tới, nhưng cũng không loại trừ khả năng chiến tranh nóng”.
Theo ông Chen, người dân Đài Loan đang ý thức rất rõ về nguy cơ xung đột quân sự.
Trung Quốc với Ấn Độ
Đỉnh dãy núi Himalaya đã là nơi đối đầu giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong hàng thập kỷ. Hai nước đông dân nhất châu Á này từng trải qua một cuộc chiến chóng vánh vào năm 1962. Kể từ đó, quân đội hai nước thường xuyên giáp mặt nhau ở vùng đất này.
Trong 2 năm, xung đột Trung-Ấn tập trung vào thung lũng Galwan ở vùng Đông Ladakh ở độ cao 5.000m so với mực nước biển. Binh sĩ hai bên thường không được cấp trên trao súng nhằm hạn chế nguy cơ leo thang, nhưng vẫn có nhiều lúc tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát.
Vào mùa hè năm 2020, cuộc đối đầu giữa đôi bên trên một con đường lớn đã xấu đi nhanh chóng với màn đánh giáp lá cà giữa lính Trung Quốc và Ấn Độ. Hậu quả, 12 lính Ấn Độ cùng 4 lính Trung Quốc đã tử vong.
Srikanth Kondapalli - Giáo sư Trung Quốc học, Hiệu trưởng Trường Quốc tế học tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi (Ấn Độ), nhận định một cuộc xung đột lớn hơn giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong 5 năm tới là điều “hoàn toàn có thể xảy ra”.
Pankaj Jha - một vị giáo sư Ấn Độ khác, cho rằng trong bối cảnh Trung Quốc chịu áp lực từ nhiều phía thì có khả năng trong tương lai, họ sẽ làm điều gì đó ở vùng biên giới.
Trung Quốc với Nhật Bản
Căng thẳng liên quan đến các đảo ở Biển Hoa Đông có thể sôi trở lại sớm hơn dự kiến.
Vào đầu tháng 8/2022, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở Tokyo đã thực hiện một cuộc diễn tập quân sự mô phỏng cuộc khủng hoảng quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (đang do Nhật Bản quản lý trên thực tế nhưng phía Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền).
Trong mô phỏng này (lấy bối cảnh vào tháng 8/2027), 200 tàu cá Trung Quốc tiến lại gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Một số “ngư dân” được vũ trang, ám chỉ họ là lực lượng đặc biệt. Sau đó một số tàu cá đâm va với tàu tuần duyên Nhật Bản, và hàng chục “ngư dân” đổ bổ lên các đảo.
Thực tế vào tháng 12/2008, Trung Quốc đã có nỗ lực giành quyền kiểm soát đối với quần đảo này khi hai tàu của chính quyền Trung Quốc lần đầu tiên tiến vào vùng biển sát xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hai tàu này ở lại đó trong 9 tiếng đồng hồ bất chấp những lời cảnh báo từ phía Tuần duyên Nhật Bản.
Vào tháng 9/2012, Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Sau đó các tàu thủy của chính quyền Trung Quốc tiến vào vùng biển sát quần đảo này hàng ngày, gây ra tình thế vô cùng căng thẳng giữa hai nước.
Nobukatsu Kanehara - một nhà cựu ngoại giao của Nhật Bản, cho rằng nếu có xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến Đài Loan, thì có khả năng Trung Quốc sẽ động thủ với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Triều Tiên với Hàn Quốc
Bốn năm trước, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bắt tay và ôm lấy nhau bên trong khu phi quân sự giữa 2 miền của bán đảo Triều Tiên. Người ta bắt đầu hy vọng nhiều về một cuộc hòa giải thực chất.
Thế nhưng Hàn Quốc ngày nay đã thay đổi thái độ. Tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (đắc cử vào tháng 5/2022) đã ưu tiên đảo ngược những hòa dịu mà Hàn Quốc đạt được dưới thời Tổng thống Moon. Ông Yoon cho nối lại tập trận với Mỹ. Ông tập trung vào một chiến lược quân sự với nội dung rất rắn với ban lãnh đạo Triều Tiên trong tình huống nổ ra chiến tranh giữa 2 nước.
Ngược lại, về phần mình, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng dùng những ngôn từ tiêu cực để gọi chính quyền của Tổng thống Yoon. Ông Kim nhấn mạnh rằng Triều Tiên “hoàn toàn được chuẩn bị để phản ứng lại mọi tình huống khủng hoảng, và răn đe hạt nhân của đất nước chúng ta cũng sẵn sàng để huy động” nếu cần thiết.
Daniel R. DePetris - một nghiên cứu viên tại tổ chức nghiên cứu Defense Priorities ở Washingnton, cho rằng “quan hệ liên Triều về thực chất đã tan vỡ, môi trường đang nóng lên”.
Ấn Độ với Pakistan
Vùng tranh chấp Kashmir là nguồn gốc chính cho căng thẳng giữa đôi bên.
Ấn Độ và Pakistan đã tiến hành 4 cuộc chiến tranh với nhau kể từ khi Pakistan tách khỏi Ấn Độ vào năm 1947.
Hai nước Nam Á này giao tranh ở vùng tranh chấp Kashmir trong năm 1948 và 1999. Cũng có 2 cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa Ấn Độ và Pakistan vào năm 1965 và 1971. Pakistan mất lãnh thổ phía Đông (nay là Bangladesh) do cuộc chiến 1971. Hai nước này đều sở hữu vũ khí hạt nhân.
Afghanistan
Một năm sau khi Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan (vào tháng 8/2021), các cuộc giao tranh lớn đã chấm dứt ở quốc gia Nam Á này nhưng vẫn còn đó tình trạng đối đầu khu vực và khủng hoảng nhân đạo.
Giới chuyên gia thừa nhận, một năm qua, bạo lực vũ trang đã giảm đáng kể ở quốc gia này. Liên Hợp Quốc ước tính, bạo lực đã giảm tới 18% so với trước đây.
Tuy nhiên Afghanistan đang phải vật vã với nạn đói và tình trạng thiếu thốn thuốc men, đồng thời đứng trước nguy cơ có sự can thiệp từ nước ngoài - sự can thiệp mà trong quá khứ đã dẫn tới các cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở quốc gia này.
Asfyndyar Mir - chuyên gia cao cấp tại Viện Hòa bình Mỹ, cho rằng quốc gia có khả năng can thiệp cao nhất vào Afghanistan chính là Pakistan, do Pakistan có vấn đề với phong trào chiến binh địa phương cùng tên nhưng khác tổ chức với phong trào Taliban ở Afghanistan.
Ông Mir dự báo: “Có thể Pakistan sẽ thực hiện một số cuộc tấn công ở Đông Afghanistan, từ đó có thể gây leo thang bạo lực”.
Chuyên gia Smith thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế nhận định “cần tránh để các nước phương Tây nối lại các cuộc chiến ủy nhiệm” ở Afghanistan. Ông này bày tỏ hy vọng phương Tây sẽ “từ bỏ thói quen quẳng tiền hoặc vũ khí cho các nhân tố phi nhà nước ở Afghanistan”./.
Thủ tướng Anh Keir Starmer thuộc đảng Lao động, sau khi giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hồi tháng 7 đã đưa ra một chương trình nghị sự nhiều tham vọng cả về đối nội và đối ngoại, nhằm đưa nước Anh thoát khỏi tình trạng hỗn loạn và trì trệ dưới thời chính phủ đảng Bảo thủ, thúc đẩy nền kinh tế của Anh tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, sau hơn 5 tháng nhậm chức, kết quả thực hiện vẫn chưa được như kỳ vọng.
Khi cuộc chiến Nga - Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 4, nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đưa ra ba kịch bản để giải quyết cuộc xung đột khi ông chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
TikTok có thể xem là một trong những ứng dụng "xấu số" nhất thế giới. Dù có lượng người dùng đông đảo, ứng dụng này cũng đang bị cấm tại rất nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều lý do khác nhau.
Sáng 17/12, một thiết bị nổ được cài trong một chiếc xe scooter điện đã phát nổ gần lối vào của một tòa dân cư trên Đại lộ Ryazansky ở Moscow, vào đúng thời điểm người đứng đầu Lực lượng Phòng chống Phóng xạ, Hóa học và Sinh học của quân đội Nga Igor Kirillov cùng trợ lý của ông đi ngang qua, khiến hai người thiệt mạng.
Theo các nguồn tin Ukraine, tính đến tháng 11 năm nay, ít nhất 18 tướng, một đô đốc Nga đã thiệt mạng. Tuy nhiên, phía Nga mới xác nhận 8 trường hợp, và thêm trường hợp mới nhất là Trung tướng Igor Kirillov.
Ở tuổi 73, ông Francois Bayrou trở thành thủ tướng thứ 4 của nước Pháp chỉ trong vòng một năm. Ông sẽ đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị đã kéo dài nhiều tháng qua và vực dậy nền kinh tế.
0