6 định hướng quan trọng trong phát triển thị trường chứng khoán

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ luôn đặt mình vào vị trí của các nhà đầu tư, nhà phát hành chứng khoán để thiết kế chính sách trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể liên quan. Thủ tướng chỉ rõ 6 điểm quan trọng trong định hướng phát triển thị trường thời gian tới với quyết tâm nâng hạng thị trường Việt Nam, từ cận biên lên mới nổi trong năm 2025.

Quyết tâm bứt phá thị trường chứng khoán năm 2025

Năm 2024 phải là năm tăng tốc và năm 2025 phải là năm bứt phá để tiến tới thực hiện mục tiêu thu hút khoảng 25 tỷ USD đầu tư gián tiếp nước ngoài mỗi năm. Thủ tướng cũng tóm tắt 6 kết quả nổi bật sau gần 30 năm phát triển thị trường chứng khoán. Đồng thời nêu rõ những tồn tại, hạn chế cần nhanh chóng tháo gỡ, khắc phục nhất là về khung khổ pháp lý, xử lý tình trạng làm giá, thao túng chứng khoán gây thiệt hại cho nhà đầu tư và niềm tin thị trường.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán công khai, minh bạch, lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các chủ thể liên quan.

Phân tích thêm một số vấn đề nhà đầu tư quan tâm, Thủ tướng nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà cơ quan quản lý, các công ty chứng khoán và các nhà phát hành phải tập trung thực hiện với yêu cầu, tập trung xây dựng và triển khai ngay các chương trình hành động cụ thể về thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030. Đặc biệt tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng tiêu chí nâng hạng với tinh thần “Đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện”, đã làm phải có kết quả.

6 định hướng quan trọng trong phát triển thị trường chứng khoán

Về những nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới, trong đó có thị trường chứng khoán, Thủ tướng nêu rõ, sau hơn 35 năm đổi mới, "Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay", như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định.

Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam đến nay đã thuộc nhóm 40 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới (hiện đạt gần 430 tỷ USD); thu nhập bình quân đầu người tăng lên gần 4.300 USD năm 2023. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; các cân đối lớn được bảo đảm (thu đủ chi, xuất đủ nhập, làm đủ ăn, an ninh năng lượng được bảo đảm, thị trường lao động phục hồi tốt). GDP năm 2023 tăng 5,05%. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt.

Về phương hướng phát triển thị trường chứng khoán, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 có nhiều nội dung, song Thủ tướng nhấn mạnh 6 điểm:

Thứ nhất, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thứ hai, chính sách phải nhất quán, phản ứng chính sách phải kịp thời, chính sách phải phù hợp và theo kịp thực tiễn.

Thứ ba, quản lý nhà nước phải công khai, minh bạch, đúng quy luật thị trường.

Thứ tư, Chính phủ, các cơ quan chức năng luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể liên quan; luôn chia sẻ khó khăn và đặt mình vào vị trí nhà đầu tư, nhà phát hành để thiết kế chính sách, xây dựng một Chính phủ thực sự kiến tạo phát triển.

Thứ năm, Chính phủ quyết tâm nâng hạng thị trường chứng khoán, tập trung phát triển theo xu hướng kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, phát triển nhanh và bền vững.

Thứ sáu, liên hệ chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà đầu tư và xã hội để thực hiện các chức năng cung cấp vốn; phát triển mạnh hạ tầng và hệ sinh thái thị trường chứng khoán.

Phân tích thêm về một số quan tâm của các nhà đầu tư, Thủ tướng nêu rõ năm 2023 có thiếu điện cục bộ do điều hành không tốt. "Năm nay, chúng tôi rất quyết liệt để không thiếu điện và các nhà đầu tư có thể yên tâm về vấn đề này", Thủ tướng khẳng định.

Chứng khoán phải là kênh dẫn vốn của nền kinh tế

Có vai trò là "hàn thử biểu" của nền kinh tế, cũng là một kênh đầu tư linh hoạt, hấp dẫn, qua hơn 20 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam lúc ban đầu chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết, 6 công ty chứng khoán thành viên, đến cuối năm 2023 đã có gần 2,3 nghìn doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch và 82 công ty chứng khoán hoạt động. Vốn hóa thị trường tính đến cuối năm 2023 đạt khoảng 58,1% GDP, tương đương 6 triệu tỷ đồng. Thông qua thị trường chứng khoán, nhiều doanh nghiệp đã huy động được vốn để phát triển sản xuất kinh doanh... Tuy nhiên, cần có nhiều chính sách hiệu quả hơn nữa để phát huy vai trò lớn nhất của thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

Theo các chuyên gia, chứng khoán Việt Nam được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản như: quy định giao dịch bắt buộc theo theo lô 100 cổ phiếu, phí lưu ký cổ phiếu, trái phiếu ở mức rất cao so với các thị trường khác trong khu vực, yêu cầu nhà đầu tư đóng thuế thu nhập cá nhân là 0,1% giá trị chứng khoán mỗi lần bán bất kể lãi - lỗ... khiến thị trường này chưa phát triển như kỳ vọng.

Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong 2 năm tới. Theo Uỷ ban chứng khoán nhà nước, cần tiếp tục hoàn thiện quy định trong nước trên cơ sở nghiên cứu các quy định và thông lệ quốc tế để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, tạo môi trường thuận lợi thu hút nhà đầu tư quốc tế và dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Hệ thống KRX sẽ được vận hành vào quý II năm nay

Khi hệ thống KRX được vận hành vào quý II năm nay sẽ đem đến những thay đổi lớn bao gồm: Cải thiện số lượng lệnh, tốc độ khớp lệnh; Giao dịch T+1, T+0, giảm thời gian thanh toán; giúp đẩy nhanh vòng quay vốn trong hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư trên thị trường. Đây là yếu tố quan trọng để nâng hạng thị trường Việt Nam từ cận biên lên mới nổi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng cục Thuế cho biết, Temu đã được công ty chủ sở hữu đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài của Tổng cục Thuế.

Giá dầu đã tăng hơn 1 USD trong phiên 4/11 tại châu Á, sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC+, ngày 3/11 quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng.

VN-Index không chỉ rời xa ngưỡng cản tâm lý mạnh 1.300 điểm mà còn lùi về dưới 1.250 điểm - mốc thấp nhất trong tháng. Thị trường đang trải qua giai đoạn suy yếu rõ rệt khi lực cầu không đủ mạnh để cân bằng áp lực bán ra ngày càng lớn.

Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vừa được bổ nhiệm làm CEO Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh.

Trong 10 tháng của năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt doanh thu ước tính 137.157 tỷ đồng, tương đương 78% kế hoạch năm.

Trong khoảng một tháng trở lại đây, thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử xôn xao về một App mua sắm mới, đó là Temu - một nền tảng mua sắm của doanh nghiệp điện tử Trung Quốc. Người tiêu dùng vẫn còn không ít hoài nghi khi Temu xuất hiện rầm rộ nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.