6 tháng đầu năm, du lịch Hà Nội đón hơn 14 triệu lượt khách | Hà Nội tin mỗi chiều
6 tháng đầu năm, du lịch Hà Nội đón hơn 14 triệu lượt khách
Thông tin từ Sở Du lịch Hà Nội cho hay, trong tháng 6/2024, ngành du lịch Thủ đô đã đón gần 2,5 triệu lượt khách, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, khách nước ngoài đạt 496.000 lượt khách, bao gồm 350.000 lượt khách có lưu trú, tăng gần 56 % so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa đạt 2 triệu lượt khách, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách tăng cao nên tổng thu từ khách du lịch đạt 9.530 tỷ đồng, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, du lịch Hà Nội đón hơn 14 triệu lượt khách, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 3,14 triệu lượt khách, tăng 52,6% so với cùng kỳ năm 2023; khách du lịch nội địa đạt gần 11 triệu lượt khách, tăng 6 % so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 55.300 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Nếu các năm trước, cao điểm khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tập trung từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, thì năm nay, dịp mùa hè, khách quốc tế đến Hà Nội vẫn tăng mạnh. Đây là tín hiệu tốt trong việc thu hút khách quốc tế đến Hà Nội suốt bốn mùa trong năm.
Trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn, nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế có mức phục hồi, tăng trưởng thấp, ngành du lịch Thủ đô tiếp tục có sự phục hồi và phát triển, đạt được nhiều kết quả tích cực.
Ngành du lịch Thủ đô ngày càng khẳng định được vị trí, hình ảnh, thương hiệu của mình trong khu vực cũng như trên thế giới. Các tổ chức, chuyên gia, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế tiếp tục đề cử, vinh danh Hà Nội tại các giải thưởng uy tín khu vực và quốc tế.
Du lịch Hà Nội tiếp tục được Tổ chức Du lịch Thế giới (WTA) đề cử ở hai hạng mục "Điểm đến kỳ nghỉ ngắn ngày tại thành phố hàng đầu châu Á" và "Điểm đến thành phố hàng đầu châu Á". Nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor vinh danh Hà Nội ở hạng mục "Điểm đến hàng đầu thế giới 2024" và "Điểm đến ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới 2024".
Việc tổ chức các hoạt động, sự kiện, chương trình xúc tiến du lịch cũng được đổi mới, thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp và du khách. Các sự kiện được tổ chức với quy mô lớn, chuyên nghiệp, thường niên, theo chuỗi từ đầu năm đến cuối năm với nhiều hoạt động, nội dung đặc sắc, hấp dẫn, ứng dụng nhiều công nghệ mới như 3D, Mapping, Drone. Các doanh nghiệp du lịch đã chủ động liên kết với các đơn vị truyền thông, các hãng hàng không để quảng bá sản phẩm của mình. Nhiều doanh nghiệp đã dành nguồn lực lớn để đầu tư các sản phẩm marketing chuyên nghiệp trên các nền tảng truyền thông số.
Sở Du lịch Hà Nội tiếp tục tuyên truyền, quảng bá trên các hình thức truyền thông khác nhau. Nhiều điểm đến du lịch đã xây dựng hệ thống vé điện tử phục vụ khách tham quan như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, di tích Nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đền Quán Thánh.
Sở cũng tổ chức các đoàn khảo sát điểm đến như đền Voi Phục, đền quán Thánh, phố Đảo Ngọc - Ngũ Xã ở quận Ba Đình và điểm đến du lịch tại xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn và mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn tại huyện Sóc Sơn, Phúc Thọ và Quốc Oai.
Thời gian tới, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đường sông kết nối các điểm đến du lịch dọc khu vực sông Hồng, sông Đuống; đồng thời hoàn thiện tuyến du lịch Chương Dương Độ - Bát Tràng - Đền thờ Chử Đồng Tử, tiến tới mở rộng tuyến du lịch từ bến Chương Dương Độ đi khu vực Sơn Tây, Ba Vì.
Nhằm thu hút khách du lịch nội địa đến với Hà Nội, nhất là trong dịp mùa hè và mùa thu 2024 và kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10), Sở Du lịch Hà Nội triển khai chương trình kích cầu người Hà Nội và du khách trải nghiệm dịch vụ tại các khách sạn 4-5 sao của Hà Nội.
Xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, văn minh nhằm nâng cao chất lượng, sức hấp dẫn của điểm đến, đang là mục tiêu của ngành du lịch Hà Nội.
Xe máy sẽ phải kiểm định khí thải từ 1/1/2025
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, trong đó có quy định mô tô, xe gắn máy sẽ phải thực hiện kiểm định khí thải.
Tại Điều 42 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, có quy định: Việc kiểm định đối với xe mô tô, xe gắn máy chỉ thực hiện kiểm định khí thải.
Luật cũng quy định việc kiểm định khí thải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phải được thực hiện tại các cơ sở kiểm định khí thải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Việc kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng do đăng kiểm viên của cơ sở đăng kiểm thực hiện và được cơ sở đăng kiểm cấp giấy chứng nhận kiểm định.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải sẽ quy định trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; quy định về trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
Thông tin từ Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, giai đoạn 2005 - 2022, tăng trưởng xe máy tại nước ta đạt bình quân khoảng hơn 9 %/năm. Đến nay, số lượng xe máy đã đăng ký trên toàn quốc đạt khoảng hơn 69 triệu xe và số xe lưu hành đạt khoảng hơn 45 triệu xe.
Tại các thành phố lớn, xe máy vẫn là phương tiện giao thông chính. Thống kê năm 2020, xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành trên địa bàn Hà Nội chiếm 84%, tại TP.HCM chiếm 91% và tại Đà Nẵng chiếm 90% trong tổng số các loại hình phương tiện giao thông. Giai đoạn 2025 - 2030, xe máy vẫn sẽ là loại hình vận tải cá nhân thông dụng, phổ biến.
Đây chính là phương tiện phát thải khí thải lớn nhất ra môi trường tại các thành phố lớn. Theo kết quả từ ba chương trình đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy tại ba thành phố Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng cho thấy, xe sử dụng trên 5 năm đã có xu hướng vượt tiêu chuẩn khí thải hiện hành và xe trên 10 năm có tỷ lệ phát thải rất lớn. Với xe có tuổi đời trên 10 năm tại cả ba thành phố đều chiếm tỷ lệ trên 50% tổng số xe mô tô, xe gắn máy trên địa bàn.
Thạc sỹ Đinh Trọng Khang, Phó Giám đốc Viện chuyên ngành Môi trường, Viện Khoa học công nghệ giao thông vận tải cho biết, kết quả nghiên cứu trong quá trình đo kiểm khí thải xe máy cho thấy nếu người sử dụng xe thực hiện chế độ bảo dưỡng định kỳ theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất thì có thể kiểm soát tốt lượng khí thải, giảm mức tiêu hao nhiên liệu của xe tới 7%.
Theo khảo sát, một xe máy di chuyển quãng đường trung bình 16.7 km/ngày, tương đương với hơn 6.000 km/năm, tiêu thụ nhiên liệu trung bình 0.02 lít/km. Nếu thực hiện bảo dưỡng định kỳ theo khuyến cáo, mức tiêu thụ nhiên liệu bình quân của mỗi xe tiết kiệm được hơn 10 lít/năm.
Nếu tính trên toàn thành phố Hà Nội với hơn 6 triệu xe máy, lượng nhiên liệu hàng năm tiết kiệm được là gần 62 triệu lít và tổng chi phí nhiên liệu tiết kiệm ước tính hơn 1,8 nghìn tỷ đồng. Việc kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy còn giúp giảm hơn 35 % tổng lượng khí carbon monoxide - CO, 40% tổng lượng Hydrocarbon - HC phát thải, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các chuyên gia cho rằng việc kiểm định khí thải không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống mà còn nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo dưỡng định kỳ phương tiện để đảm bảo tiêu chuẩn khí thải phù hợp cũng như nâng cao chất lượng an toàn phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông.
- Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tạo sức bật cho Hà Nội phát triển | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội đứng top đầu cả nước về công nghệ thông tin | Hà Nội tin mỗi chiều
- Từ 1/7 chuyển tiền trên 10 triệu phải xác thực sinh trắc học | Hà Nội tin mỗi chiều
- Giảm 50% lệ phí trước bạ để kích cầu mùa xe trong nước | Hà Nội tin mỗi chiều
- Khám phá Hà Nội chỉ trong một nút chạm | Hà Nội tin mỗi chiều
Tối 17/11, ở chùa Bái Đính, một chương trình đặc biệt - Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại” một lần nữa khiến hàng ngàn khán giả cả nước rơi nước mắt.
Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.
Với những người trẻ, các hoạt động sôi nổi ở phố đi bộ Hồ Gươm có lẽ là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động tại phố đi bộ còn có cả các buổi phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội với ekip khá chuyên nghiệp. Thế nhưng, ngay dưới bộ dụng cụ hành nghề của những ekip này đều gắn logo quảng cáo trá hình cho trang web cờ bạc như OK VIP.
Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.
Hiện nay, tình trạng vỉa hè tại nhiều tuyến đường đang bị lấn chiếm một cách vô tội vạ. Lối đi dành riêng cho người đi bộ giờ lại hoá thành nơi buôn bán.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, khi có những tiêu chí thế nào là mê tín dị đoan, Bộ sẽ phát triển các công cụ mà nhìn vào hình ảnh có thể đánh giá được hành vi và báo sang Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để xử lý.
0