60% doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, là nhà tài trợ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, đối tác hợp tác lao động đứng thứ 2, đầu tư và đối tác du lịch lớn thứ 3... Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã tin tưởng vào triển vọng cải thiện lợi nhuận và mong muốn rót vốn đầu tư, tăng cường mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, hiện có khoảng hơn 2.000 công ty Nhật Bản tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, một nửa trong số đó hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, tạo ra một lượng lớn việc làm tại địa phương và thu hút nhiều ngành công nghiệp phụ trợ. Trước nhu cầu cơ sở hạ tầng và thị trường tiêu dùng sôi động của Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng quan tâm đến việc đầu tư vào các lĩnh vực như: khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển năng lượng tái tạo… Đây cũng là những ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp Nhật Bản có thế mạnh.

Thủ tướng chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đã đưa ra tuyên bố, đến năm 2050 Việt Nam sẽ giảm mức thải ròng xuống bằng 0, nhu cầu năng lượng ở Việt Nam là rất lớn. Vì vậy, các công ty Nhật Bản đã và đang đóng góp vào quá trình đó bằng cách sử dụng công nghệ điện sinh khối và mong muốn đưa thêm các nhà máy mới vào hoạt động ở Việt Nam để tăng lượng điện sạch, giảm lượng các bon thải ra môi trường.

Sức mua của người Việt Nam ngày càng tăng, yếu tố thị trường trở nên rất quan trọng. Các doanh nghiệp Nhật Bản hướng đến các sản phẩm IT, công nghệ kỹ thuật cao, dược phầm, thực phẩm chức năng. Những thứ đó mang lại giá trị gia tăng cho cuộc sống của người Việt Nam. Việt Nam cũng tạo cơ hội tốt để các công ty Nhật Bản áp dụng kỹ thuật, công nghệ về năng lượng xanh, năng lượng tái tạo.

Trong quá trình Việt Nam nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản JCCI tạo ra cơ chế Sáng kiến chung Nhật – Việt, hỗ trợ Việt Nam thay đổi và cải thiện môi trường và hành lang pháp lý tốt.

Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam là điểm đến phát triển kinh doanh hứa hẹn nhất trong ASEAN đối với các công ty Nhật Bản. Hơn 60% công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong hai năm tới./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Báo cáo doanh thu quý I/2024 tăng 16,2%, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) tiếp tục ghi nhận doanh thu tăng 17% trong tháng 4/2024.

Nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế Việt Nam ước khoảng từ 700.000 đến 1 triệu tỷ đồng/năm, song vẫn dựa chủ yếu vào tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ cho thuê tài chính/GDP tại Việt Nam rất thấp, chưa đầy 0,4%. Vì vậy, kết hợp vay vốn và cho thuê tài chính, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn và các thiết bị cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh với lãi suất tốt hơn.

Hãng sản xuất ô tô Nissan của Nhật Bản cho biết lợi nhuận ròng của hãng trong tài khóa 2023-2024 tăng gần gấp đôi so với tài khóa trước đó, song dự báo sẽ giảm khoảng 10% trong tài khóa hiện tại.

VinFast Auto vừa công bố sẽ gia nhập thị trường ô tô điện Philippines từ cuối tháng 5/2024, khẳng định quyết tâm chinh phục thị trường Đông Nam Á và nỗ lực thúc đẩy giao thông điện hóa trên toàn cầu.

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho thấy vụ Đông Xuân 2023-2024, Tập đoàn Lộc Trời nợ 245 tỷ đồng tiền mua lúa của hơn 900 nông dân huyện Phú Tân, Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành và Tri Tôn.

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã chính thức lên tiếng trước các phản ánh về thuế, phí tại sân bay làm tăng giá thành cơ cấu vé bay của các hãng hàng không hay không.