63 quốc gia cam kết giảm khí thải tại Hội nghị COP28

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc (COP 28) đang diễn ra ở Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), 63 quốc gia đã tham gia vào “Cam kết làm mát toàn cầu” nhằm cắt giảm mạnh lượng khí thải liên quan đến các hoạt động làm mát của con người.

Đây được xem như nỗ lực chung đầu tiên trên thế giới nhằm giảm lượng khí thải khiến Trái Đất nóng lên từ việc làm lạnh cho thực phẩm, thuốc men và điều hòa không khí. Tuyên bố cam kết các quốc gia sẽ giảm ít nhất 68% lượng khí thải liên quan đến làm mát vào năm 2050 so với mức năm 2022, cùng với một loạt mục tiêu khác bao gồm thiết lập các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu vào năm 2030.

Ông John Kerry, đặc phái viên khí hậu Mỹ nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn vạch ra một lộ trình để  giảm lượng khí thải liên quan đến làm mát trên tất cả các lĩnh vực, giúp tăng khả năng tiếp cận với hệ thống làm mát bền vững”.

Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tại COP28, chỉ riêng nhu cầu làm mát bằng máy điều hòa nhiệt độ sẽ góp phần làm tăng gấp đôi cuộc khủng hoảng khí hậu, với lượng khí thải làm mát dự kiến sẽ đạt tương đương từ 4,4 tỷ đến 6,1 tỷ tấn carbon dioxide (CO2) vào năm 2050.

Ấn Độ, quốc gia được dự báo sẽ có nhu cầu làm mát tăng lớn nhất trong những thập kỷ tới, vẫn chưa tham gia cam kết kể trên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự án sản xuất tơ tằm tại thị trấn Naga Oun, ngoại ô thành phố Beheira, Ai Cập đã và đang giúp đỡ nhiều gia đình cải thiện kinh tế.

Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) vừa tuyên bố cựu Thứ trưởng Quốc phòng nước này Dmitry Bulgakov đã bị bắt và bị buộc tội vì hành vi tham nhũng.

Chính phủ Mỹ và Brazil vừa công bố chương trình nghị sự về quan hệ đối tác khí hậu, với nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn quỹ về khí hậu, một ưu tiên của Brazil trong nhiệm kỳ chủ tịch G20 năm nay.

Lãnh đạo các nước Australia, New Zealand và Canada đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức tại Dải Gaza, nhằm bảo vệ dân thường ở dải đất ven biển Địa Trung Hải vốn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Cựu Tổng thống Mỹ cho biết ông và vợ đã gọi điện cho bà Harris bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn dành cho việc bà ra tranh cử Tổng thống Mỹ.

Giới chức Israel đã áp đặt điều kiện mới là phải sàng lọc dân thường khi họ di chuyển từ phía nam đến phía bắc Dải Gaza.