70 năm Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương tham dự hội nghị.
Cách đây 70 năm, cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, việc Hiệp định Genève được ký kết đã kết thúc cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, tạo nguồn cảm hứng cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
Phát biểu tại hội nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng đánh giá Hiệp định Genève là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; khẳng định tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và truyền thống hoà hiếu, tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân Việt Nam.
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nước lớn tham gia Hội nghị Genève đã công nhận và cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là: chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.
70 năm đã trôi qua nhưng ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam vẫn còn vẹn nguyên giá trị, với những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu, phản ánh sinh động nguyên tắc, phương châm, nghệ thuật đối ngoại Việt Nam, toả sáng ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chia sẻ: “Đó là các bài học: Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; Phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao và giữ vững độc lập, tự chủ; bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết và trước hết và quán triệt sâu sắc phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; Phát huy sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giương cao ngọn cờ chính nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”.
Hội thảo quy tụ nhiều tham luận, bài viết có chất lượng của các cơ quan, học giả, cán bộ lão thành về quá trình đàm phán, ký kết và thi hành Hiệp định Genève. Tất cả sẽ được tập hợp thành một cuốn kỷ yếu. Đây sẽ là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học quý về đối ngoại và ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.
Với việc điểm mặt các dự án ách tắc gây lãng phí và truy “địa chỉ” chịu trách nhiệm, công cuộc phòng, chống lãng phí do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã không còn dừng ở chủ trương mà bắt đầu biến thành hành động. Lãng phí hữu hình nhưng trách nhiệm về việc gây lãng phí từ đây sẽ không còn vô hình sau chỉ đạo này của người đứng đầu Đảng.
Từ ngày 24 đến ngày 31/10, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội; thông tin nhanh kết quả Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029.
Trưa 01/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Doha, kết thúc tốt đẹp chyến thăm chính thức Nhà nước Qatar.
Sáng 1/11, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dự Lễ trao tặng Huy hiệu 80 năm, 75 năm và 70 năm tuổi Đảng đợt 7/11/2024 tại Đảng bộ quận Đống Đa.
Sáng 1/11, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới”. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tịnh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì toạ đàm.
Cho ý kiến chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, các đại biểu Quốc hội nhất trí với đề xuất đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài.
0