70 năm làm cho Hà Nội thành một Thủ đô phồn thịnh
Tại lễ kỷ niệm cấp quốc gia, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tin tưởng: Nhất định Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội sẽ thực hiện thắng lợi căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sớm xây dựng Hà Nội xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước. Kỷ nguyên mới ấy đang bắt đầu từ lòng dân, cùng hướng về Thủ đô, về đất nước.
Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng có đoạn viết: “Chính phủ có quyết tâm, toàn thể đồng bào Hà Nội đồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ, thì chúng ta nhất định vượt được mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: Làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh…”.
Đối với nhiều cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia tiếp quản Thủ đô năm xưa, thời khắc lịch sử hào hùng luôn hiện hữu, âm vang. Ông Nguyễn Thụ, nguyên cán bộ Đại đoàn 308 – Đại đoàn quân tiên phong, cho biết: "Thấy đất nước phát triển, Thủ đô phát triển tôi bất ngờ lắm, nhưng kèm đó là nỗi nhớ thương những người chiến sĩ năm xưa, nhất là những chiến sĩ đầu tiên của trung đoàn Thủ đô chiến đấu 60 ngày đêm. Trung đội tôi là hy sinh hết, chỉ còn 4 người. Do đó, bên này niềm vui thì đó là sự nhớ nhung các chiến sĩ đã nằm xuống, có sự hy sinh như vậy thì chúng ta mới có ngày hôm nay".
Để có cuộc sống tươi đẹp như ngày hôm nay, các thế hệ đi trước đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn, hy sinh xương máu để giành được độc lập, tự do. Trong không gian buổi lễ trọng đại sáng 10/10, sự biết ơn càng như nhân lên gấp bội.
Hà Nội hôm nay rộng hơn, vươn cao hơn, vẫn là nơi tài hoa tụ hội, tiếp tục hội tụ và tỏa sáng, dòng chảy văn hóa Thăng Long vẫn lặng lẽ kết tinh. Hà Nội mang khát vọng rồng bay từ nền tảng văn hiến nghìn năm, quyết tâm xây dựng tâm thế, dáng vóc mới của một Thủ đô giàu đẹp, văn minh, ngang tầm khu vực.
Nhìn lại những giá trị lịch sử, tự hào về chặng đường đã qua, để thêm nỗ lực, trách nhiệm, chung sức đồng lòng cống hiến nhiều hơn, viết tiếp những trang sử hào hùng, cho Thủ đô càng thêm giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với những công lao và sự hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước đã không ngừng bồi đắp để có một “Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến”, một “Thủ đô Anh hùng”, một “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố vì hòa bình” trong lòng mỗi người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) và thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).
Cục CSGT hướng dẫn người dân khi đăng ký xe nhập khẩu, có thể thực hiện qua dịch vụ công hoặc với ứng dụng VNeID.
Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cùng thời điểm, lễ khánh thành được tổ chức cầu truyền hình trực tuyến tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lếu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.
0