78 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima

Sáng 6/8, đánh dấu 78 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima (Nhật Bản) trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Thành phố này đã tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong và gửi đi thông điệp về một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cùng các quan chức chính phủ và hơn 100 quan khách quốc tế tham dự buổi lễ.

Sự kiện năm nay đánh dấu lần đầu tiên sau 4 năm được tổ chức trở lại bình thường sau khi các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 được dỡ bỏ hoàn toàn tại Nhật Bản. Có 7.000 chỗ ngồi được bố trí cho những người muốn tham gia sự kiện, gấp đôi so với sự kiện này năm ngoái. Những người tham dự đã dành một phút mặc niệm các nạn nhân trong thảm họa trên vào lúc 8h15 (giờ địa phương) - thời điểm bom nguyên tử phát nổ trên bầu trời thành phố ngày 6/8/1945.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu tại lễ tưởng niệm 77 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima.

Phát biểu tại buổi lễ, Thị trưởng thành phố Hiroshima, ông Kazumi Matsui bày tỏ đánh giá cao chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tới công viên và bảo tàng bom nguyên tử ở thành phố này như một bằng chứng thể hiện “tinh thần Hiroshima” đã lan tỏa đến các quan chức quốc tế, đồng thời kêu gọi các nhà hoạch định chính sách từ bỏ thuyết răn đe bằng vũ khí hạt nhân.

Liên quan đến “Tầm nhìn Hiroshima” về Giải trừ vũ khí hạt nhân đã được các nhà lãnh đạo G7 thông qua tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Kishida cho rằng “Tầm nhìn Hiroshima” một lần nữa nâng cao động lực của cộng đồng quốc tế trong tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân. Ông cũng nhấn mạnh Chính phủ Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức để hiện thực hóa một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử có tên “Little Boy” do một máy bay ném bom của Mỹ thả xuống đã phát nổ trên bầu trời thành phố Hiroshima lúc 8h15' sáng, cướp đi sinh mạng của khoảng 140.000 người tính đến cuối năm đó. Ngày 9/8 cùng năm, quả bom nguyên tử thứ hai thả xuống thành phố Nagasaki. 

Theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, số nạn nhân sống sót trong 2 vụ ném bom nguyên tử tính đến tháng 3 năm nay là 113.649 người tính, giảm 5.286 người so với một năm trước đó và tuổi thọ trung bình là 85. Đây là con số ít nhất kể từ khi Luật chăm sóc y tế sau bom nguyên tử có hiệu lực vào năm 1957. Bắt đầu từ năm nay, chính quyền thành phố Hiroshima sẽ khởi động chương trình “người thừa kế gia đình” để những người sống sót truyền lại cho thế hệ sau những kiến thức liên quan đến thảm họa bom nguyên tử./.

(Nguồn: TTXVN)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 13/11, chính quyền Tây Ban Nha đã đóng cửa trường học và sơ tán người dân khi mưa lớn trút xuống nước này, 2 tuần sau trận lũ nghiêm trọng khiến hơn 200 người thiệt mạng.

Cựu dân biểu đảng Dân chủ Tulsi Gabbard – người thường xuyên chỉ trích các hoạt động của Mỹ ở nước ngoài vừa được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử trong Nội các mới với chức vụ Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI).

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Katz ngày 13/11 tuyên bố chiến dịch quân sự trên bộ của Israel tại miền Nam Liban đã được mở rộng. Cuộc tấn công của Israel chống lại lực lượng Hezbollah ở Liban tiếp tục gây thiệt hại nặng nề cho dân thường.

Một lớp khói bụi dày tiếp tục bao phủ Lahore, thành phố lớn thứ hai của Pakistan, buộc chính quyền phải đóng cửa một số trường học trên khắp tỉnh Punjab, nhằm giảm bớt tác động của tình trạng ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.

Ngành du lịch của Jordan đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do tác động của xung đột kéo dài ở Trung Đông, đặc biệt là từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra cách đây hơn một năm.

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét chuyển hàng chục tỷ euro từ Quỹ Liên kết – vốn dành hỗ trợ các quốc gia thành viên nghèo hơn – để đầu tư vào quốc phòng, theo tin của Financial Times.