8,5 triệu thành 8,8 tỷ và việc Eximbank im lặng 11 năm | Hà Nội tin mỗi chiều

Vụ việc khách hàng bị món nợ thẻ tín dụng Eximbank 8,5 triệu đồng từ năm 2013 đến nay đã thành nợ xấu hơn 8,8 tỷ đồng khiến nhiều khách hàng cảm thấy lo lắng khi sử dụng các dịch vụ tài chính. Đồng thời đặt ra yêu cầu về việc nâng cao hiểu biết và kĩ năng tài chính của người dân trong sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Một khách hàng ở Quảng Ninh khi vay một khoản 8,5 triệu đồng tín dụng tiêu dùng từ một chi nhánh ngân hàng Eximbank, sau 11 năm biến thành khoản nợ 8,8 tỷ. Chưa bàn tới việc khách hàng và ngân hàng ai đúng ai sai, vụ việc này đã khiến nhiều khách hàng của ngân hàng cảm thấy lo lắng khi sử dụng các dịch vụ tài chính. Đồng thời đặt ra yêu cầu về việc nâng cao hiểu biết và kĩ năng tài chính của người dân trong sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Theo nhiều chuyên gia tài chính, ngân hàng để nợ thẻ từ 8 triệu thành gần 9 tỷ đồng và im lặng suốt 11 năm, không cảnh báo, không làm việc trực tiếp hoặc bằng cách nào đó ngăn khách hàng phải chịu lãi. 8 triệu chưa phải là chuyện lớn nhưng 8 tỷ không còn là chuyện nhỏ. Một ngân hàng có thương hiệu thì không thể hành xử với khách hàng như vậy, vì nó liên quan đến trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh. Khách hàng có muôn vàn lý do để không biết đến món nợ của mình (không nhận được thông báo; nhân viên tự ý làm thẻ; một vài thay đổi chưa cập nhật hoặc…ngân hàng cố tình không báo). Còn ngân hàng nên tìm mọi cách liên lạc với khách hàng để cảnh báo món nợ khủng. Vậy Eximbank đã làm gì và trách nhiệm của họ với khách hàng ở đâu ? Ngoài vị khách này, sẽ còn bao nhiêu trường hợp tương tự?

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh đang yêu cầu Eximbank báo cáo sự việc liên quan thẻ tín dụng. Ảnh: Tiến Thắng

Mức dư nợ 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, gấp hàng nghìn lần cách tính thông thường mà nhiều ngân hàng áp dụng. Chuyên gia tài chính ngân hàng, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu (Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển thị trường tài chính và Bất động sản Toàn Cầu) khẳng định, vụ việc để kéo dài 11 năm và hai bên không đi đến thỏa thuận là điều đáng quan tâm và ngân hàng để thời gian kéo quá dài là không đúng. Ông Hiếu tỏ ra rất ngạc nhiên với số tiền nợ từ 8 triệu lên gần 9 tỷ đồng trong vòng chỉ hơn 10 năm từ thẻ tín dụng. Ngay cả khi tính lãi kép, tức là lãi mẹ đẻ lãi con cộng cả lãi phạt, không thấy cách tính nào có thể lên đến số tiền “khủng” như vậy. Theo ông Hiếu, với những món nợ sau khoảng 90 ngày mà khách hàng không trả nợ thì ngân hàng đã phải ngưng hạch toán lãi. Trong khi Eximbank lại vẫn tính lãi. Không hiểu ngân hàng làm như vậy có đúng luật hay không?

Về quy trình thu hồi nợ, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, ngân hàng cho vay tín dụng sẽ thông báo thường xuyên cho khách hàng về việc trả nợ, trong đó có gốc và lãi suất. Những người tiêu dùng qua thẻ tín dụng phải trả gốc và lãi trong thời gian từ 12 – 24 tháng. Trong khoảng thời gian này, mỗi tháng ngân hàng có trách nhiệm thông báo cho chủ thẻ về số tiền phải trả tính đến thời điểm phát đi thông báo. Sau khoảng 10 ngày phát đi thông báo mà khách hàng không trả lời hay có động thái hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng gửi thư yêu cầu trả nợ và cho khách hàng trong một thời hạn nhất định (thường là 30 ngày) để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Nếu không hoàn thành nghĩa vụ, ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý tài sản đảm bảo (với gói vay thế chấp) hoặc tiến hành khởi kiện khách hàng (nếu gói vay tín chấp). Nếu ngân hàng không tiến hành các bước thu hồi nợ trong thời hạn cho phép khách hàng thực hiện nghĩa vụ của mình, đây là thiếu sót của ngân hàng.

Trong trường hợp hai bên không có tiếng nói chung, nên có trung gian hòa giải và cả hai bên phải đảm bảo cam kết quyết định của trọng tài. Tuy nhiên, sự việc đã kéo dài 12 năm, chuyên gia tài chính ngân hàng khẳng định ngân hàng để thời gian kéo quá dài là không đúng.

Về phía khách hàng, để đảm bảo quyền lợi cho mình, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, khách hàng nên viết thư cho ngân hàng xác nhận phủ nhận những giao dịch, chữ ký liên quan đến khoản tiền đã sử dụng. Lúc này, ngân hàng phải trả lời cho khách hàng biết phía ngân hàng có chấp nhận những phủ nhận của khách hàng hay không và sẽ làm những bước tiếp theo như thế nào. Ngân hàng có quyền đưa sự việc ra tòa nếu ngân hàng đúng. Khách hàng cũng có quyền kiện ngược lại ngân hàng nếu ngân hàng gian dối, không trung thực. Tuy nhiên, khách hàng phải chứng minh được những thiệt hại từ khoản nợ và cách làm của ngân hàng gây ra. Sự thiệt hại này được định lượng để tòa án có cơ sở đưa ra tòa./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Điện Biên Phủ - trung tâm du lịch mới của vùng Tây Bắc đang thu hút lượng lớn du khách; Cục Hàng không lập đoàn kiểm tra đột xuất việc kê khai, niêm yết giá vé máy bay; Liên tiếp bắt giữ các vụ thực phẩm bẩn tại Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Lập Tổ công tác đôn đốc triển khai đường sắt đô thị Hà Nội, TP HCM; Cầu vượt thép Mai Dịch sẽ được thông xe vào ngày 6/5; Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại thuốc lá điện tử… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến để tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và nhà nước. Đây là yêu cầu của Chính phủ tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Đang giữa cái nắng nóng 39-40 độ C, hai hôm nay thời tiết Hà Nội bỗng mưa dông, sấm chớp và se lạnh khiến nhiều người không khỏi băn khoăn về những dị thường của thời tiết trong thời gian gần đây.

Cả nước đón 8 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; 5 ngày nghỉ lễ, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí; Từ 2/5, thí sinh đăng ký thi tốt THPT năm 2024... là những thông tin sẽ có trong chương trình hôm nay.

Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục; Từ 2/5, sẽ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; Kỳ nghỉ lễ năm nay, lượng du khách không tăng đột biến... là những thông tin sẽ có trong chương trình hôm nay.