8 hầm chui giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội

Những năm gần đây, thành phố Hà Nội tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các hầm chui với mục tiêu giảm xung đột giao thông và xóa các điểm đen ùn tắc tại cửa ngõ Thủ đô. Hiện đã có một số hầm chui hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần kết nối hạ tầng phục vụ vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Ba dự án hầm chui trên trục Vành đai 3 đoạn đường Khuất Duy Tiến – Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng chuẩn bị xây dựng bao gồm hầm chui tại nút giao với đường Dương Đình Nghệ, đường Hoàng Quốc Việt và đường trục Tây Thăng Long – Cổ Nhuế. Trong đó, hầm chui Hoàng Quốc Việt dự kiến dài 756m, rộng 20m, với bốn làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 975 tỷ đồng. Hầm chui Cổ Nhuế dự kiến dài 915m, rộng 31,5m, 8 làn xe và tổng mức đầu tư trên 1000 tỷ đồng.

Hầm chui Hoàng Quốc Việt với tổng mức đầu tư khoảng 975 tỷ đồng

Ngoài ra, hiện thành phố đang có bốn hầm chui hoạt động gồm Kim Liên, Thanh Xuân, Lê Văn Lương và Trung Hòa. Trong đó, hầm đường bộ tại nút giao thông Kim Liên - Đại Cồ Việt là hầm chui cơ giới đầu tiên tại Hà Nội có tổng chiều dài 644m. Trong đó, hầm chính dài 240m, rộng 18,5m. Tổng mức đầu tư hơn 467 tỷ đồng. Công trình được khởi công năm 2006 và khánh thành năm 2009, vào thời điểm đó, đây được xem là đường hầm hiện đại nhất Đông Nam Á, đã giúp cải thiện tình trạng ùn tắc tại khu vực Đại Cồ Việt - Xã Đàn.

Hầm chui Thanh Xuân, tại ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Vành đai 3, dài 980m với bốn làn xe, tổng mức đầu tư trên 550 tỷ đồng, được khởi công năm 2014 và chính thức thông xe đầu năm 2016. Là hầm chui dài nhất, công trình được đặt tại nút giao bốn tầng đầu tiên của Thủ đô gồm hai tầng đường bộ, đường sắt đô thị, hầm chui, xây dựng theo hướng Nguyễn Trãi - Quốc lộ 6 để tách phương tiện giao thông trên đường Nguyễn Trãi khỏi khu vực giao cắt. Hầm chui Thanh Xuân góp phần giảm tải tình trạng ùn tắc kéo dài trong nhiều năm qua và xung đột giao thông từ các hướng Trần Phú, Hà Đông, Nguyễn Xiển và Khuất Duy Tiến khi qua nút giao này.

Hầm chui Thanh Xuân từ trên cao

Hầm chui Trung Hòa được thông xe cùng ngày với hầm chui Thanh Xuân. Dài 600m với 6 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 1000 tỷ đồng, hầm chui Trung Hòa kết nối đường Trần Duy Hưng với Đại lộ Thăng Long. Đây là hầm chui hiện đại nhất của Thủ đô. Phần hầm kín và phần hầm hở phía đường Trần Duy Hưng gồm hai hầm riêng biệt, mỗi hầm có bề rộng 12m, gồm ba làn xe cơ giới. Phần hầm hở phía đại lộ Thăng Long gồm hai hầm riêng biệt, mỗi hầm có bề rộng 16,25m. Từ sau khi đưa vào sử dụng đến nay, hầm chui Trung Hoà giúp giảm thiểu ùn tắc giao thông trên nút giao Vành đai 3 đoạn Khuất Duy Tiến và Đại lộ Thăng Long.

Hầm chui Trung Hoà - hầm chui xanh nhất Thủ đô

Hầm chui Lê Văn Lương, dài 475m, tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng, vừa thông xe vào tháng 10 năm ngoái sau 18 tháng thi công. Sau khi hầm chui Lê Văn Lương đi vào hoạt động, nút giao thông tại đây có tổng cộng 10 làn xe theo hướng Lê Văn Lương - Tố Hữu và ngược lại. Việc khánh thành công trình nhằm giải quyết kịp thời tình trạng xung đột giao thông tại nút giao Vành đai 3 (Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu) đã tồn tại nhiều năm qua, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần thay đổi bộ mặt giao thông của Thủ đô.

Cận cảnh hầm chui Lê Văn Lương trị giá gần 700 tỷ

Hầm chui Kim Đồng là hầm chui thứ 5, được khởi công xây dựng đầu tháng 10 năm ngoái với thời gian thi công 30 tháng. Công trình dài 460m với quy mô bốn làn xe và có tổng mức đầu tư 778 tỷ đồng. Điểm đầu của hầm chui kết nối với dự án đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A. Điểm cuối kết nối với đường Kim Đồng, cách vị trí giao cắt với Quốc lộ 1A khoảng 460m.

Dự án hầm chui gần 800 tỷ đồng - Hầm chui Kim Đồng
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 13/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt đại biểu chức sắc, nhà tu hành tiêu biểu Thủ đô nhân dịp Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024. Chủ trì buổi gặp mặt có Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Nguyễn Lan Hương.

Những trận mưa lớn đầu hè đã gây ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người dân bởi tình trạng ngập úng và cây xanh gãy đổ, nguy cơ mất an toàn giao thông tăng cao. Để phòng ngừa những sự cố đáng tiếc, các lực lượng chức năng cần chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, đảm bảo an toàn giao thông khi thời tiết xấu, người dân cần thận trọng, phòng ngừa nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 6 tháng đầu năm 2023, Công ty EVN ghi nhận khoản lỗ lên đến hơn 32.000 tỉ đồng.

Do ngân sách hạn chế, hạng mục trạm dừng nghỉ trên cao tốc được tách ra làm dự án riêng để đầu tư theo hình thức xã hội hóa, dẫn đến việc có những tuyến cao tốc dài hàng trăm km nhưng thiếu trạm dừng nghỉ.

Sáng 13/5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn dẫn đầu đoàn công tác của thành phố đến thăm hỏi, chia buồn với gia đình nạn nhân và chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở đất ở Ba Vì khiến 3 cháu nhỏ tử vong.

Theo dự thảo thông tư quy trình kỹ thuật hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến có nội dung: nếu hộ gia đình hay cá nhân không phân loại rác thì công nhân vệ sinh môi trường sẽ có quyền từ chối thu gom. Quyền từ chối này là một trong những quy định cần thiết và quan trọng để thực hiện phân loại rác. Nhưng thực tế triển khai lại không hề đơn giản.