800 sàn bất động sản hoạt động trở lại, xuất hiện thổi giá, gây sốt ảo

(HanoiTV) - Theo Bộ Xây dựng, tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 800 sàn giao dịch đã quay trở lại hoạt động, tăng gấp 2 lần so với con số 400 sàn hoạt động của quý IV/2021. Tuy nhiên, có hiện tượng các sàn giao dịch bất động sản (BĐS) câu kết với nhau “ôm hàng”, “làm giá”, “tạo sóng”, gây “sốt ảo” ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường.

Bộ Xây dựng nhận định, hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản chưa đảm bảo việc quản lý tốt các giao dịch bất động sản, phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản.

Cùng đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản chưa được kiểm soát tốt. Vẫn có hiện tượng các sàn giao dịch bất động sản câu kết với nhau “ôm hàng”, “làm giá”, “tạo sóng”, “thổi giá”, gây “sốt ảo” ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường...

Để khắc phục tình trạng này, theo Bộ Xây dựng, thời gian tới, cần tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản; chấn chỉnh hành vi mua bán trao tay nhiều lần, "thổi giá" gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản.

Có hiện tượng sàn môi giới bất động sản ôm hàng thổi giá. Ảnh: Cao Nguyên.

Cùng với biện pháp quản lý, ngăn chặn việc tách thửa không đúng quy định, "phân lô, bán nền" tại các khu vực không có quy hoạch, chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng, cơ quan chức năng cần rà soát cả việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn để đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch.

Thời gian tới, thị trường bất động sản vẫn có thể phải đối diện với nhiều thách thức nhưng Bộ Xây dựng nhận định, năm 2022 sẽ thêm nhiều tín hiệu khởi sắc hơn, do đây là năm thứ ba sống chung với dịch COVID-19 nên tâm lý người dân cũng dần thích nghi.

Bởi vậy, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, hoạt động giao dịch vẫn diễn ra và quan trọng hơn là các sàn giao dịch bất động sản đã có kinh nghiệm, được sàng lọc qua tác động của dịch COVID-19.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố vừa ban hành quyết định phê duyệt chương trình phát triển đô thị Thủ đô giai đoạn đến năm 2035. Theo đó, tính sơ bộ tổng số vốn đầu tư phát triển tối thiểu đến năm 2035 là gần 3 triệu tỷ đồng.

Những chế tài để xử lý dự án chậm triển khai, dự án chưa triển khai (thường gọi là dự án treo) đã được quy định khá đầy đủ. Đặc biệt, Luật Đất đai 2024 quy định rất chi tiết, chặt chẽ để ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng này.

Liên quan đến vấn đề chống lãng phí tài sản công, UBND Thành phố Hà Nội đã đồng ý với báo cáo của các Sở, Ngành về phương án chi tiết thu hồi nợ từ quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn là hơn 884 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu UBND quận Hai Bà Trưng đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn quận.

Đầu năm 2025, thị trường bất động sản phía Nam đang ghi nhận những tín hiệu tích cực khi nhiều dự án căn hộ mở bán ghi nhận lượng giao dịch tích cực, đa phần đều là sản phẩm thuộc phân khúc trung cấp, bình dân.

Thời gian qua, thành phố rất quyết liệt chỉ đạo xử lý những dự án treo, chậm tiến độ. Bởi tình trạng này không chỉ gây lãng phí nguồn lực đất đai mà còn ảnh hưởng đến đời sống dân sinh.