9 đại học doanh thu nghìn tỷ, cao nhất 1.758 tỷ đồng
5 trường đại học công lập và 4 trường tư thục đạt doanh thu từ 1.000 tỷ đồng trở lên, một số trường khác tiệm cận mức này.
Theo báo cáo tài chính công khai của năm học 2022-2023 của các trường ĐH, cả nước có 9 đại học đạt doanh thu từ 1.000 tỷ đồng trở lên, trong đó có 5 đại học công lập và 4 trường tư thục.
Cụ thể, các trường đó là ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Cần Thơ, trường ĐH Văn Lang, trường ĐH FPT, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và Trường ĐH Công nghệ TP HCM.
Trong 9 cơ sở giáo dục đại học này, trường Đại học Văn Lang có tổng nguồn thu lớn nhất với 1.758 tỷ đồng. Nếu so sánh với năm 2020 là 776 tỉ đồng, năm 2021 là 1.030 tỉ đồng thì năm 2022 nguồn thu của trường có sự đột phá mạnh mẽ. Vị trí thứ hai là Trường ĐH Kinh tế TP HCM với hơn 1.443 tỷ đồng.
Nhiều trường có doanh thu tiệm cận nghìn tỷ, có thể kể đến như ĐH Y Dược TP HCM (985 tỷ đồng), Hoa Sen (hơn 918 tỷ), Quốc tế Hồng Bàng (886 tỷ), Sư phạm kỹ thuật TP HCM (785 tỷ), Công nghiệp Hà Nội (hơn 751 tỷ), Ngoại thương (hơn 750 tỷ). ĐH Bách khoa Hà Nội là một trong số ít trường phía bắc có doanh thu trên 1.000 tỉ đồng. Cụ thể, năm 2022 trường đạt 1.070,8 tỉ đồng, trong đó ngân sách là 122,2 tỉ đồng; học phí 851,2 tỉ đồng; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 7,01 tỉ đồng; từ nguồn hợp pháp khác 90,39 tỉ đồng.
Doanh thu của các trường đại học đến từ bốn nguồn: ngân sách, học phí và lệ phí, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và nguồn khác (tài trợ từ doanh nghiệp, mạnh thường quân...). Điểm chung của các trường là học phí đóng góp tỷ lệ lớn nhất trong tổng thu.
Nguồn thu của các trường công lập ngày càng lệ thuộc vào học phí trong bối cảnh ngân sách chi cho giáo dục đại học thấp (năm 2020 là khoảng 0,27% GDP). Thực tế này trái ngược với các nước có giáo dục đại học phát triển.
Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.
Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.
Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.
Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.
Sáng 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ gặp mặt các đội tuyển học sinh giỏi TP. Hà Nội tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bậc THPT, năm học 2023-2024.
Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục Thủ đô chú trọng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua tổ chức nhiều chuyên đề, hội giảng nhằm bồi dưỡng đội ngũ nâng cao trình độ công nghệ thông tin.
0