90% M&A BĐS Việt Nam đến từ nhà đầu tư nước ngoài

Trái ngược với thời điểm hai năm trước khi nhà đầu tư trong nước chiếm ưu thế, nay nhà đầu tư nước ngoài lại chiếm lĩnh cả 5 vị trí hàng đầu về giao dịch trên thị trường. Trong đó, dẫn đầu là các nhà đầu tư gốc Á từ Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc…

Có thể kể đến các thương vụ lớn đáng chú ý như: Becamex IDC chuyển nhượng dự án khu đô thị Tân Thành Bình Dương tại TP. Thủ Dầu Một cho CapitaLand với giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 5.085 tỷ đồng; Gamuda Land (trụ sở tại Malaysia) ký thỏa thuận mua lại 100% vốn Công ty cổ phần Bất động sản Tâm Lực với giá khoảng 7.200 tỷ đồng. Hay một thương vụ M&A có giá trị lớn nhất trong năm 2023, ESR Group Limited mua cổ phần của BW Industrial với trị giá 450 triệu USD (khoảng 11.000 tỷ đồng).

90% M&A BĐS Việt Nam đến từ nhà đầu tư nước ngoài

Theo Cushman&Wakefield, hiện các nhà đầu tư ngoại chiếm đến 90% số lượng giao dịch M&A thị trường bất động sản Việt Nam. Điều này là bởi, doanh nghiệp nội không chỉ gặp khó do tình hình kinh tế chung mà còn những vướng mắc như pháp lý dự án chưa được tháo gỡ, trái phiếu doanh nghiệp khó khăn, chưa tiếp cận được nguồn vốn…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú 2020 đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ công dân có thể dùng khi đăng ký thường trú.

Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bám sát Luật Đất đai 2024. Vẫn còn một số nội dung cần được tiếp tục hoàn thiện để sát với thực tế.

Đầu tháng 5 này, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với hiện nay. Đồng thời, Luật Đất đai 2024 cũng đang trong lộ trình tương tự.

Trong báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản, nguồn cung condotel quý I năm 2024 lên đến gần 5.000 căn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, nguồn cung này chủ yếu đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án cũ.

Tại Kế hoạch số 122 vừa được UBND Thành phố ban hành, Hà Nội sẽ triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có tốc độ gia tăng dân số cao, bình quân 2,15% mỗi năm. Nhằm kéo giãn dân và tạo tính lan tỏa cho các đô thị vùng, chính quyền Thành phố đã phê duyệt dự án phát triển các khu đô thị vệ tinh chiến lược, đồng thời tiến hành quy hoạch lại các khu vực đã phát triển quá nóng.