94 năm Đảng Cộng sản Việt Nam đồng hành cùng dân tộc

Hôm nay 3/2, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kỷ niệm 94 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2024). 94 năm đã trôi qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến bước mạnh mẽ và vững chắc trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Thực tiễn sinh động trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thời kỳ Đổi mới và hội nhập quốc tế  đã khẳng định vai trò, uy tín, bản lĩnh, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng để lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, viết nên trang sử mới, làm cho "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay"

94 năm đã trôi qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến bước mạnh mẽ và vững chắc trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp tại Cửu Long, Hồng Kông (Trung Quốc), đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của dân tộc và nguyện vọng tha thiết của nhân dân.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 "long trời, lở đất", thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào ngày 2/9/1945

Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", kiên cường bảo vệ và xây dựng chính quyền non trẻ, đồng thời tích cực chuẩn bị mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneva (năm 1954), chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Với tinh thần "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", "không có gì quý hơn độc lập, tự do"; trên cơ sở đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng, với sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu giang sơn về một mối vào ngày 30/4/1975.

Trước những yêu cầu mới của sự phát triển đất nước, Đại hội lần thứ VI của Đảng với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", Đảng ta đã đề ra Đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, thực sự đem lại những thay đổi lớn lao, rất tốt đẹp cho đất nước trong gần 40 năm qua, góp phần làm cho "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Thực tiễn phong phú và sinh động xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước đã khẳng định một chân lý: Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Kỷ niệm 94 năm Đảng cộng sản Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Malaysia Fadillah Yusof cùng đoàn đại biểu cấp cao Malaysia sang viếng và dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hôm nay, đất nước và nhân dân đã tiễn biệt một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung và một người Hà Nội giản dị. Mỗi người Việt Nam sẽ luôn ghi nhớ những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Cái quý nhất của con người là Cuộc sống và Danh dự sống" và coi đó là nguồn động viên to lớn, là kim chỉ nam để học tập, rèn luyện và noi theo.

Ngày 26/7, đất nước và nhân dân ta đã đau xót tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung, cả đời cống hiến, phụng sự Đảng, Tổ quốc và nhân dân, môt người Hà Nội giản dị, chân tình và gần gũi với quần chúng.

Đúng 15 giờ chiều 26/7, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Thủ đô Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế cùng gia đình đã kính cẩn nghiêng minh vĩnh biệt nhà lãnh đạo kiệt xuất, người đảng viên cộng sản kiên trung, nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Đúng 13h, cùng thời điểm tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội) và Hội trường Thống nhất ở TP.HCM, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Lễ truy điệu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu.

Tại TP. HCM, đúng 12h30 phút, Lễ viếng tại Hội trường Thống Nhất kết thúc. Ngay sau đó, Lễ truy điệu cũng đã được tổ chức đồng thời với Nhà tang lễ Quốc gia.