98% hộ dân huyện Thường Tín đồng thuận GPMB đường Vành đai 4
Với toàn bộ 311m2 đất ở nằm trong diện giải phóng mặt bằng thi công đường Vành đai 4, gia đình ông Nguyễn Trọng Bỉnh ở thôn Xâm Thị, xã Hồng Vân thuộc diện được tái định cư tại địa phương với diện tích là 180m2. Với giá đất nhà nước thu hồi được xác định là 8 triệu đồng/m2, giá đất của khu tái định cư là 10,3 triệu đồng/m2, sau khi đối trừ, gia đình ông được nhận về số tiền hơn 2,1 tỷ đồng.
Đồng thuận với phương án đền bù, hỗ trợ của nhà nước, gia đình ông Bỉnh đã được Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thường Tín, phối hợp với UBND xã Hồng Vân chi trả ngay tại địa phương.
Cũng tại xã Hồng Vân, gia đình ông Hà Sỹ Túc bị thu hồi toàn bộ 391m2 đất ở và thuộc diện được tái định cư. Ngay sau khi nhà ông được huyện bàn giao đất tại khu tái định cư Hồng Vân, ông đã tiến hành xây dựng nhà để sớm an cư, bàn giao mặt bằng để tuyến đường Vành đai 4 có mặt bằng thi công.
Cùng với gia đình ông Túc, nhiều hộ dân thuộc diện tái định cư thuộc dự án đường Vành đai 4 cũng đã triển khai xây dựng nhà cửa tại nơi ở mới.
Để tạo quỹ đất tái định cư cho khoảng 200 hộ bị thu hồi hết đất ở, phục vụ thi công đường Vành đai 4 – Vùng thủ đô, huyện Thường Tín đã bố trí bốn khu tái định cư tại địa phương với diện tích hơn 10,5ha.
Trong đó, tại xã Khánh Hà, hạ tầng đã có sẵn, ba khu xây dựng mới là Vân Tảo, Hồng Vân, Văn Bình. Trong đó, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư xã Vân Tảo diện tích gần 50.000m2, tổng mức đầu tư xây dựng hơn 72 tỷ đồng; dự án xây dựng hạ tầng khu tái định cư ở xã Hồng Vân diện tích hơn 15.000m2; dự án khu tái định cư xã Văn Bình diện tích hơn 38.000m2 tổng mức đầu tư hơn 47 tỷ đồng.
Hiện khối lượng thi công của các khu tái định cư này đã đạt trên 80%, trong tháng 11 này sẽ đủ điều kiện để bàn giao hết cho người dân.
Ông Lê Ngọc Thành - Phó Giám đốc CTCP Quảng Tây cho biết: "Mặc dù kế hoạch thi công trong 9 tháng, nhưng đến nay chỉ sau ba tháng thi công, hạ tầng đã cơ bản được hoàn thiện trong tháng 11 để điều kiện cho người dân bắt thăm vị trí. Trong quá trình thi công sẽ hỗ trợ người dân vận chuyển vật liệu vào để xây dựng nhà cửa".
Tính đến nay, huyện Thường Tín đã hoàn thành công tác kiểm đếm, đối chiếu bản đồ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập phương án chi trả tiền cho các hộ có đất ở nằm trong dự án đường Vành đai 4. Sau 56 đợt chi trả tiền, huyện Thường Tín đã chi trả được hơn 1.000 tỷ đồng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng các loại đất nông nghiệp, đất công, đất giao thông thủy lợi và đất ở cũng như tài sản nằm trong phạm vi dự án đường Vành đai 4 đi qua.
Ông Lê Tuấn Tú – Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thường Tín cho biết: "Hiện nay các cấp chính quyền từ huyện tới xã đang vào cuộc quyết liệt, đặc biệt là đất ở và các khu tái định cư trong tháng 12 sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng bằng bàn giao cho đơn vị thi công".
Tuyến đường Vành đai 4 – Vùng thủ đô đi qua địa bàn 9 xã của huyện Thường Tín với chiều dài 9,2 km, liên quan đến gần 2000 hộ dân có đất bị thu hồi. Đến nay số hộ đồng thuận, bàn giao mặt bằng đã đạt 98%. Gần 200 hộ tái định cư cũng sẽ nhận được đất tháng 11 này. Con số này cho thấy, huyện Thường Tín đang là địa phương có kết quả giải phóng mặt bằng khả quan nhất trong số các quận huyện của Thủ đô mà tuyến Vành đai 4 đi qua.
Chiều 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Ngày 23/11, chỉ có 10/23 lô đất ở xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai được đấu giá thành công. Trải qua 10 vòng đấu, thửa được trả giá cao nhất là 75,3 triệu đồng/m², thấp nhất 55,3 triệu đồng/m².
Chiều 23/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội” với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.
Cụ thể hóa Luật Kinh doanh bất động sản, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp dành cho các cá nhân, tổ chức.
Để phát triển nhà ở xã hội, các chuyên gia cũng kiến nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 6% thay vì 10% như hiện nay cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và giảm lãi suất cho người mua nhà.
Nhà ở giá rẻ, đặc biệt là nhà ở xã hội hiện vẫn thiếu hụt số lượng lớn. Bởi vậy, thông tin UBND thành phố Hà Nội sẽ điều chỉnh và chuyển đổi khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê đã được người dân hết sức quan tâm.
0