Ai Cập giảm áp lực giá cho người dân nhân tháng Ramadan

Trong tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo năm nay, chính phủ Ai Cập đã công bố nhiều chương trình giảm giá cho các mặt hàng thực phẩm, nhằm giảm thiểu áp lực cho người dân trong tháng lễ Ramadan, sau khi đồng tiền của nước này mất hơn 60% giá trị vào tuần trước.

Nền kinh tế Ai Cập đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục và sự mất giá của đồng nội tệ vào tuần trước. Đồng bảng Ai Cập mất hơn 60% giá trị, dẫn đến giá lương thực tăng vọt. Và đó là lúc Ahlan Ramadan hay còn được gọi là Hội chợ Chào mừng Ramadan mở cửa. Đây là hội chợ thực phẩm hàng năm do chính phủ và các phòng thương mại phối hợp tổ chức trước tháng Ramadan để cung cấp cho người tiêu dùng trên toàn quốc những sản phẩm rẻ hơn.

Hội chợ Chào mừng Ramadan hàng năm do chính phủ và các phòng thương mại phối hợp tổ chức trước tháng Ramadan để cung cấp cho người tiêu dùng trên toàn quốc những sản phẩm rẻ hơn

Ông Mohamed Samir, Giám đốc Điều hành Hội chợ chào mừng Ramadan cho biết: "Chúng tôi cung cấp không gian rộng hơn 6000 mét vuông cho cả người bán và người mua, có hơn 100 nhà cung cấp hàng hóa ở đây, họ sẽ được hoạt động với điều kiện những người bán hàng phải bán đúng giá sản phẩm".

Người Hồi giáo trên khắp thế giới bắt đầu tháng ăn chay Ramadan vào tuần này, trong thời gian này, họ kiêng mọi hình thức ăn uống trong ngày và tăng cường các hoạt động thờ cúng.

Chị Hana, một người dân địa phương chia sẻ: "Giá rẻ hơn nhiều. Bột mì thường có giá 32 bảng Ai Cập, nhưng ở đây được bán với giá 26 bảng. Dầu thường có giá 70 bảng Ai Cập, nhưng ở đây lại chỉ có 50. Có sự chênh lệch lớn về giá. Mọi người đang chờ đợi để nhận lương và đổ xô đến đây để mua sắm, thật sự ở đây rẻ hơn nhiều so với ở ngoài".

Mức tiêu thụ thực phẩm trung bình cao nhất của người Ai Cập thường được ghi nhận trong tháng chay Ramadan, do người Hồi giáo ăn hai bữa ăn chính là Iftar và Sohour vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Hội chợ còn là cơ hội để các nhà sản xuất trưng bày sản phẩm và thúc đẩy doanh số bán hàng. Nhược điểm duy nhất là hội chợ ẩm thực này bị hạn chế và chỉ hoạt động trong thời gian Ramadan. Các nhà chức trách cho biết họ đang lên kế hoạch để tổ chức những hội chợ như vậy thường xuyên hơn. Các quan chức hy vọng việc giảm giá tại hội chợ cũng sẽ buộc các nhà sản xuất và bán lẻ phải giảm giá để giảm chi phí sinh hoạt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố New York, Mỹ, hiện là thành phố giàu nhất thế giới khi có khoảng 359.500 triệu phú và 60 tỷ phú (tính bằng USD). Người dân thành phố này đang sở hữu số tài sản hơn 3.000 tỷ USD, lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Brazil, Italia hoặc Canada.

Hãng sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản Toyota đã công bố kế hoạch đầu tư khoảng 2.000 tỷ yên (tương đương 12,9 tỷ USD) trong năm tài khóa 2024 để tăng cường quản lý chuỗi cung ứng và phương tiện di chuyển trong tương lai.

Giới chức Brazil cho biết ít nhất 100 người đã thiệt mạng và gần 100.000 ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề sau hơn một tuần mưa lũ kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam nước này.

Litva, quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho biết sẵn sàng triển khai lính tới Ukraine để làm nhiệm vụ huấn luyện, bất chấp Nga phản đối ý tưởng này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo, Mỹ sẽ ngừng cung cấp đạn pháo và các loại vũ khí khác cho Israel nếu nước này tấn công thành phố Rafah ở Gaza. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Biden công khai cảnh báo Israel về việc ngừng cung cấp vũ khí và sử dụng ngôn từ quyết liệt nhất, cho thấy sự rạn nứt ngày càng tăng giữa Mỹ và đồng minh thân cận nhất ở Trung Đông.

Quốc hội Ukraine đã phê chuẩn các dự luật gia hạn thiết quân luật và tổng động viên thêm 90 ngày. Đây là cuộc bỏ phiếu thứ 11 của Quốc hội Ukraine nhằm gia hạn thiết quân luật và huy động quân kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng phát hồi tháng 2/2022.