Ai Cập phát triển nuôi tằm tạo thu nhập cho người dân

Tại thị trấn Naga Oun ở thành phố Beheira, Ai Cập, nhiều người dân đang nuôi tằm lấy tơ tại nhà để chế tác những tấm thảm thủ công có giá trị lớn. Dự án nuôi tằm của thị trấn đã tạo động lực kinh tế cho nhiều gia đình trong khu vực, đồng thời đem lại cơ hội việc làm cho nhiều phụ nữ tại đây.

Trong các xưởng sản xuất nhỏ tại Naga Oun, nhiều người dân đang tích cực chăm sóc những chú tằm, xử lý kén để chế tác ra những tấm thảm thêu thủ công với nhiều hoạ tiết sống động.

Theo giám đốc dán, ông Ragab Rabea, ý tưởng này bắt đầu khoảng 5 năm trước. Kể từ đó, công việc nuôi tằm dệt thảm đã giúp đỡ nhiều gia đình trong thị trấn về mặt kinh tế và mang lại những cơ hội việc làm cho phụ nữ tại đây. Bằng cách kiểm soát toàn bộ chu trình sản xuất, dự án hiện đã trở thành ngành công nghiệp chính ở Naga Oun.

Công việc nuôi tằm dệt thảm đã giúp đỡ nhiều gia đình trong thị trấn về mặt kinh tế và mang lại những cơ hội việc làm cho phụ nữ.

Ông Ragab Rabea - Giám đốc dự án cho biết: “Hiện tại, dự án này đã trở thành ngành công nghiệp chính ở Naga Oun. Chúng tôi đã hoàn thiện các bước của quy trình sản xuất bắt đầu từ việc chăm sóc tằm cho đến khi xử lý những chiếc kén, sản xuất thảm, sau đó bán, phân phối tại hội chợ cũng như xuất khẩu.”

Theo ông Rabae, tằm phải mất 35 ngày để tạo thành kén trước khi có thể bắt đầu khai thác. Mỗi kén thu hoạch được 900 - 1.000 mét sợi vải.

Những tấm thảm thành phẩm sau đó được trưng bày tại các hội chợ để bán, một số cũng được xuất khẩu.

Sau đó, công nhân sẽ tiến hành dệt sợi trên khung dệt trong nhà máy làm thảm. Những tấm thảm thành phẩm sau đó được trưng bày tại các hội chợ để bán, một số cũng được xuất khẩu. Ông Rabea hy vọng rằng ý tưởng này có thể mở rộng sang các thị trấn khác và cho biết những công nhân được đào tạo từ nhà máy nhỏ của họ sẵn sàng hỗ trợ trong những dự án tương tự ở nơi khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau khi Trung Quốc công bố loạt số liệu kinh tế không mấy tốt vào cuối tuần vừa rồi, giới phân tích đã cắt giảm kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng cả năm nay của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nhà sáng lập Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan, Trung Quốc cho biết, mẫu máy nhắn tin liên quan đến vụ nổ hàng loạt tại Liban là do Công ty BAC Consulting, có trụ sở tại thủ đô Budapest của Hungary sản xuất. Họ chỉ là nạn nhân của vụ việc.

Trước tình hình căng thẳng trong khu vực Trung Đông gia tăng sau các vụ nổ máy nhắn tin tại Liban, nhiều hãng hàng không lớn đã thông báo đình chỉ các chuyến bay đến Tel Aviv của Israel, Tehran của Iran và Beirut của Liban cho đến ngày 19/9.

Sau bão Yagi và Bebinca, Trung Quốc dự kiến sẽ phải hứng chịu 1-2 cơn bão từ nay đến trước tháng 10.

Hiện tượng hạn hán nghiêm trọng tại rừng mưa nhiệt đới Amazon của Brazil đã khiến mực nước các đoạn thượng nguồn xuống thấp kỷ lục.

Gần 3.000 máy nhắn tin của thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban, khiến 9 người thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương. Thủ tướng Liban và lực lượng Hezbollah đã đổ lỗi cho Israel về vụ việc trên. Hezbollah thề sẽ trả thù. Iran, quốc gia hậu thuẫn Hezbollah cũng lên án vụ tấn công. Mỹ hiện kêu gọi Iran và lực lượng ủy nhiệm kiềm chế đáp trả.