Ai chịu trách nhiệm trong sự cố sập nhà?
Mới biết khu vực mình sinh sống vừa có vụ sập nhà, anh Nguyễn Nhật Ánh – người dân quận Bình Thạnh chia sẻ với phóng viên Hanoi Online: “Tôi cảm thấy rất e ngại khi biết được sự việc vừa rồi, theo như tôi được biết, khu vực này đất nền yếu và cũng hay xảy ra tình trạng sụt lún. Không biết là ở những trường hợp như vậy, chúng tôi muốn sửa nhà hoặc sửa mà bị ảnh hưởng thì làm thế nào, tôi rất lo ngại.”
Cùng chung sự lo lắng đó, anh Nguyễn Văn Bình, nhà ở quận Bình Thạnh cho biết: “Nếu không nhầm thì cách đây 10 năm ở quận Bình Thạnh cũng đã từng xảy ra vụ sập nhà như thế này. Sắp tới nhà mình cũng sửa sang lại, mà xảy ra vấn đề như vừa rồi thì ai là người chịu trách nhiệm ?”
Cách đây 15 năm, khoảng 6 giờ 30 phút sáng ngày 9/1, căn nhà bốn tầng ở số 106/9I Điện Biên Phủ (số mới là 46/46 Nguyễn Cửu Vân, P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã bất ngờ đổ sập làm ba căn nhà bên cạnh đổ theo và thiệt hại gần như hoàn toàn, bốn căn khác bị thiệt hại từ 20-70%. Vụ tai nạn làm ít nhất sáu người bị thương, trong đó có một người bị thương rất nặng.
Trên cả nước cũng từng có nhiều vụ việc tương tự. Ngày 14/12/2021, căn nhà số 18, phố Phan Chu Trinh, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai; bất ngờ đổ sập, khiến mọi người xung quanh vô cùng hoảng hốt. Nguyên nhân do nhà bên cạnh thi công xây dựng đào móng nhà. Rất may trong sự việc này cũng không gây thương vong về người.
Tại Hà Nội, hẳn nhiều người còn nhớ vụ sập ngôi nhà 5 tầng số 47B Huỳnh Thúc Kháng ngày 31/3/2011 đã gây ra hậu quả nghiêm trọng là làm sập một phần siêu thị máy tính Đăng Khoa và ảnh hưởng tới nhiều hộ dân xung quanh. Tài sản bị thiệt hại liên quan ước tính lên tới hàng chục tỷ đồng.
Theo báo cáo của UBND phường 27 quận Bình Thạnh, căn nhà bị sập trước đó đã được cơ quan chức năng đồng ý cho sửa chữa hạng mục lót nền, lắp cửa sổ và sơn lại nhà. Hiện cơ quan điều tra đang làm rõ, và sẽ có kết luận việc chủ nhà có xây thêm các hạng mục khác hay không.
Không chỉ riêng căn nhà vừa sập, trên địa bàn phường 27 cũng đang có nhiều căn nhà khác đang trong tình trạng bị sụt lún, có nhà bị nghiêng do nền đất yếu vì gần sông.
Nhà sập thì đã sập. Thiệt hại thì đã thiệt hại. Nhưng người dân vẫn chưa nguôi câu hỏi: Ngoài chủ đầu tư và đơn vị thi công, còn ai nữa phải chịu trách nhiệm về các sự cố sập công trình đang xây dựng, sửa chữa? Ai sẽ bảo vệ dân tránh những tai họa tương tự?
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.
Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.
Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
0