Ai đã đuổi sâm cầm đi?

Trong ký ức của người Hà Nội, vào những buổi chiều thu, ngồi bên hồ rồi thả hồn cùng bầy sâm cầm bơi lội, nô đùa trên mặt nước hồ Tây thi vị biết bao. Nhưng giờ đây, hình ảnh từng đàn sâm cầm bơi lội trên mặt nước hồ Tây mênh mang và thơ mộng mỗi độ thu về cũng không còn thấy nữa.

Những ngày cuối tuần, lẽ giữa phố phường chật chội người xe đông đúc, hồ Tây là nơi hiếm hoi để mỗi người có thể ngắm trọn vẹn hoàng hôn và tận hưởng không gian yên bình, để có cảm giác nhẹ nhõm và thư thái sau những giờ làm việc vất vả. Trước mênh mông sóng nước hồ Tây, nhìn cảnh hồ như khoác lên mình tấm voan màu đỏ vàng vào buổi chiều tà, nhìn những cặp đôi thư thái dạo bước bên hồ, Hường cảm thấy như được trở về những khoảnh khắc thanh xuân của mình, để nhớ để thương những kỷ niệm, những hồi ức được gửi vào sóng nước. Hường như thấy vang vọng đâu đây câu hát trong ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi. Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.

Có lẽ vì hồ Tây rộng lớn, lãng mạn, đậm chất thơ nên đã mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho mỗi người, đặc biệt là những người đã lỡ đem lòng thương cảnh vật, con người Hà Nội. Nhìn những khoảnh khắc lãng mạn, bình yên trong một ráng chiều hồ Tây, sóng nước hồ Tây vẫn còn đây, những ráng vàng lay bờ xa vẫn còn đó, nhưng bầy sâm cầm nhỏ giờ ở nơi đâu?

Trong ký ức của nhiều người dân Hà Nội một thời, sâm cầm về hồ Tây theo bầy, đông đúc. Những con chim nhỏ mỏ le mình cốc, giống như những chiếc nấm đen xám di động, bồng bềnh theo từng dợn sóng trên mặt nước hồ thu. Trong một buổi chiều thu ngồi bên hồ, tựa vào vai người thương, rồi thả hồn cùng bầy sâm cầm bơi lội, nô đùa trên mặt nước hồ Tây thì thi vị biết bao. Những chú chim nhỏ vô tư bơi lặn, tìm kiếm hạt sen trong đám sen ven bờ, hay lách vào những khóm lục bình phơn phớt những bông hoa màu tím. Chúng sẽ bơi lội, thả mình tự do, rỉa lông, rỉa cánh trong ráng chiều. Và những người ngồi bên bờ hồ sẽ khẽ nhắc nhau, yên lặng, yên lặng, để đàn sâm cầm không hoảng loạn mà bay đi mất.

Và giờ không chỉ sâm cầm, những loài chim thường về trú ngụ ở Hà Nội cứ thưa thớt dần. Chúng ta không còn được nhìn thấy đàn cò đậu trắng vòm xanh trên những ngọn cây sao ở phố Lò Đúc. Và hình ảnh từng đàn sâm cầm bơi lội trên mặt nước hồ Tây mênh mang và thơ mộng mỗi độ thu về cũng không còn thấy./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Có một ngày, ta trở về thăm chốn cũ, lặng yên bên thềm giếng xưa, chiếc giếng khơi vẫn một mình đứng đó, cất giữ giùm ta bao kỷ niệm, bao ký ức thân thương, đợi ta trở về.

Đôi ta là nghĩa tào khang/ Xuống khe bắt ốc lên rừng hái rau. Có một người con luôn nhớ mẹ hay nói câu đó trước khi bắt đầu kể chuyện của bố và mẹ. Không hiểu sao mỗi lần mẹ kể là mỗi lần mưa dầm, cũng có thể mẹ chọn ngày mưa dầm để kể, cho nó hợp với câu chuyện, kiểu vậy.

Khi mọi loài hoa khác đã héo tàn hoặc thu mình cho qua mùa giá rét thì hoa dã quỳ lại bừng nở vàng tươi giữa cao nguyên mang đến cảm giác quyến rũ đến lạ thường.

Có muôn ngàn cách để kể về ba. Là chiếc lưng biến hóa thần kỳ thành ngựa cho con cưỡi nhong nhong. Là anh hùng dũng cảm giải cứu khi con mắc kẹt. Là siêu nhân giúp con hướng đến những việc làm tử tế. Nhưng với một người con, trên hết, ba là ánh nắng ấm áp chở che suốt cuộc đời này.

Quê hương là nơi mà chúng ta luôn muốn trở về khi mệt mỏi. Là nơi có vòng tay ba mẹ, của bạn bè, bà con hàng xóm yêu thương che chở. Là nơi có ngõ nhỏ heo may, cỏ dâng ngập lối, nơi có cây sung gốc đa còng lưng cõng tuổi, là bờ ao có con chuồn chuồn ớt nằm lim dim đợi nắng....

Hôm nay, khi ngồi lại với chính mình, tôi cảm thấy như vừa mở ra một cuốn sách cuộc đời, mỗi trang là một dấu ấn, mỗi chương là một câu chuyện đáng nhớ. Thời gian cứ thế trôi đi, và mỗi năm qua, tôi lại có dịp ngẫm lại những bước đi của mình. Những lần vấp ngã rồi đứng lên, những khoảnh khắc vui buồn đan xen, tất cả như một bức tranh sống động, đầy màu sắc. Tôi tự hỏi mình: mình đã trưởng thành hơn bao nhiêu?