AI tái hiện chân dung 10 cô gái Đồng Lộc

Bằng công nghệ AI, nhóm các chuyên gia công nghệ thông tin đã tái hiện và phục dựng lại chân dung 10 nữ thanh niên xung phong anh hùng đã hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) đúng 55 năm về trước.
Trong ảnh, liệt sĩ Võ Thị Tần (sinh năm 1944), người "chị cả" của Tiểu đội 4.

Việc phục dựng chân dung 10 nữ thanh niên xung phong đã hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) nằm trong giai đoạn 2 của dự án số hóa "di sản số" về các liệt sĩ do nhóm các chuyên gia công nghệ thông tin bắt tay thực hiện từ khoảng tháng 3/2023. Dựa trên các bức ảnh còn sót lại, các chuyên gia sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo để phục dựng từng phần chân dung, trước khi đưa nhân vật vào bối cảnh cụ thể.  

Chân dung liệt sĩ Dương Thị Xuân dưới góc nhìn AI. Các chuyên gia cho hay, trí tuệ nhân tạo sẽ dựa trên những nét cơ bản trong ảnh gốc, từ đó “điền” vào các chi tiết còn thiếu. Điểm nổi bật của công nghệ này là giúp giữ nguyên các nét biểu cảm của nhân vật như khi còn sống.
Chân dung liệt sĩ Hà Thị Xanh. Theo lời kể lại, làm việc gì cũng xốc vác, chị Xanh hay nhận việc khó về mình.

Một lần được nghỉ phép, chị Xanh đã rủ bạn cùng đơn vị về nhà mình chơi. Bức ảnh này cũng được phục dựng trên nguyên mẫu bức ảnh hiện đang được khắc trên bia mộ của chị tại Đồng Lộc.

Chân dung liệt sĩ Hồ Thị Cúc qua sự tái hiện của công nghệ AI.

Chị Cúc là Tiểu đội phó Tiểu đội 4 anh hùng. Tháng 7/1965, chị Cúc tình nguyện lên đường gia nhập Thanh niên ba sẵn sàng. Chị và chị Võ Thị Tần cùng ở chung đơn vị suốt 3 năm, cùng được kết nạp Đảng ngày 3/2/1967. Lúc hy sinh, chị Cúc nấp vào hố cá nhân nên mọi người chỉ tìm được 9 cô gái trong hầm, phải 3 ngày sau mới tìm được thi hài chị ở cách chỗ 9 cô gái kia hy sinh vài chục mét.

Chân dung liệt sĩ Nguyễn Thị Nhỏ.

Bố mẹ chị mất sớm, nhà chỉ có 2 chị em gái: chị Miên và Nhỏ. Chị Miên thay bố mẹ nuôi chị Nhỏ từ bé. Khi chiến tranh phá hoại của Mỹ ngày một ác liệt, chị Nhỏ xin vào Thanh niên xung phong. Chị hy sinh năm 24 tuổi, khi chưa lập gia đình.

Chân dung liệt sĩ Nguyễn Thị Xuân.

Chị nhập ngũ năm năm 1967. Theo anh Lê Công Thành, một trong những người tham gia dự án, việc tái hiện lại chân dung 10 cô gái anh hùng tại Hà Tĩnh là bước đầu tiên thuộc giai đoạn 2 của dự án xây dựng website lietsi.com - dự án số hóa thông tin về liệt sĩ lớn nhất nhì Việt Nam mà anh và các cộng sự đã bắt tay thực hiện 11 năm về trước.

Chân dung liệt sĩ Trần Thị Hường.

Chị Hường là con của một liệt sĩ chống Pháp. Cha chị hy sinh năm 1953 ở mặt trận, khi Hường mới 4 tuổi. Hai năm sau, mẹ đi lấy chồng, Hường ở với bà ngoại và cậu mợ tại xóm Đông Quế, thị xã Hà Tĩnh. Chị có giọng hát hay, được mệnh danh là “chim sơn ca” của tiểu đội và của cả Đại đội 522.

Chân dung liệt sĩ Trần Thị Rạng.

Chị sinh ra tại xóm chài Thọ Thủy, Đức Vĩnh, Đức Thọ (Hà Tĩnh). Thời thơ ấu theo cha mẹ làm nghề chèo lái trên sông La. Ngày 3/11/1967, chị vào Thanh niên xung phong. Ngoài giờ ra trận địa, Rạng cùng chị em làm toán, làm văn, tập hát, lúc nghỉ giải lao lại trêu đùa đại đội trưởng và mấy anh lái xe ủi. Chị hy sinh khi 18 tuổi.

Chân dung liệt sĩ Võ Thị Hà.

Chị Hà được coi là “em út” trong Tiểu đội. Chị hy sinh khi mới chỉ 17 tuổi. Chị Hà cũng là người đầu tiên được nhóm chuyên gia phục dựng trong dự án của mình.

Chân dung liệt sĩ Võ Thị Hợi.

Chị sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở xã Thiên Lộc - Can Lộc, Hà Tĩnh, là con thứ 5 trong gia đình. Năm 1965, học xong lớp 7, Hợi xung phong đi “Ba sẵn sàng”. Thi thoảng Hợi mới có dịp về thăm nhà, chị kể: "Bom đạn dội xuống ghê gớm lắm mẹ ạ! Tiếng bom nổ, tiếng máy bay gầm xé suốt đêm ngày, đất đá bụi tung mù mịt. Nhưng tất cả bọn con đều không sợ. Cứ đợi dứt đợt bom là chúng con ra đường ngay, để xe khỏi bị tắc trên đường vào Nam mẹ ạ!”.

                                                                                                                             

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.

Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.

Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.