Âm nhạc dân tộc kể chuyện tinh hoa đạo học

Trong xu thế đổi mới mạnh mẽ của ngành văn hóa nhằm thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa, Nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô đến năm 2030, di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã trở thành một không gian sáng tạo tiêu biểu của thủ đô. Không chỉ có những sản phẩm văn hóa, du lịch mới, mà không gian này còn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho những sáng tạo về văn hóa.

Những giá trị của di tích gắn liền với Đạo học được thể hiện bằng một loại hình nghệ thuật rất hấp dẫn là âm nhạc sẽ mang đến cho công chúng những cảm xúc đặc biệt, nuôi dưỡng tình yêu đối với di sản, với Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Lần đầu tiên có một nhạc sĩ sáng tác album về Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Album “Tinh Hoa Đạo Học” Vol. 1 được nhạc sĩ Đinh Khánh Ly dành nhiều tâm huyết, nhiều nỗ lực, thể hiện tinh thần của các nghệ sĩ trẻ muốn truyền tải giá trị âm nhạc – nghệ thuật truyền thống tới đông đảo công chúng. Album gồm 6 bản hoà tấu nhạc cụ dân tộc bám sát chủ đề phim mapping 3D Tinh hoa đạo học và sử dụng một phần nhạc nền ở di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Những giá trị cốt lõi của Đạo học Việt Nam bắt nguồn từ giáo dục trong  gia đình, từ tinh thần hiếu học, từ ý chí phấn đấu bền bỉ của mỗi Nho sinh để trở thành người có ích với dân tộc được khắc họa qua từng khúc nhạc với chủ đề rõ rệt.

Tour đêm Văn Miếu ra mắt chưa lâu nhưng đã để lại dấu ấn sâu sắc với khách tham quan không chỉ ở câu chuyện văn hóa lịch sử, ở công nghệ hiện đại, mà một phần ở âm nhạc mang đậm chất liệu văn hóa dân gian. 6 khúc hòa tấu trong album Tinh hoa đạo đọc chính là 1 phần nhạc nền của tour đêm Văn Miếu. Điều đó là động lực để nhạc sỹ Đinh Khánh Ly và ekip nỗ lực hơn trên con đường nghệ thuật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.