Ẩm thực 'gánh', nét đẹp văn hóa riêng của người Hà Nội

Nhắc đến gánh hàng rong Hà Nội, sẽ chẳng thể nào bỏ qua được văn hóa “ẩm thực gánh” với những thức quà vặt được người bán cần mẫn gánh gồng đi khắp chốn.

Những quán ăn di động với đầy đủ bếp núc, bát đũa nồi niêu và nguyên liệu thực phẩm phục vụ thực khách từ bữa sáng, bữa xế, thức quà ăn chơi ăn vặt… đều có cả trên đôi quang gánh.

Những thức quà vặt được người bán cần mẫn gánh gồng đi khắp chốn.

Điểm ưu việt mà quán ăn trên đôi quang gánh chính là sự tiện lợi. Thực khách chỉ cần ngồi nhà, gọi với theo một gánh hàng rong vừa lướt qua, là ngay lập tức được phục vụ đồ ăn mà không cần phải đi đâu.

Thực khách chỉ cần gọi với theo một gánh hàng rong vừa lướt qua, là ngay lập tức được phục vụ đồ ăn.

Không ai biết chính xác hàng rong có từ bao giờ, chỉ biết là đã tồn tại rất lâu, hàng rong ra đời như một “kênh” phân phối thứ yếu của những khu chợ truyền thống. Do chợ ngày xưa chỉ họp theo phiên nên những ngày không họp chợ, tiểu thương phải gánh đi rong. Còn có lý do khác cho sự ra đời của hàng rong, đó là người bán hàng rong chủ yếu là người nghèo, không có tiền để trả phí ngồi trong chợ…

Đã nhiều thế kỷ trôi qua nhưng những gánh hàng rong vẫn lặng lẽ bên lề, âm thầm tồn tại như gìn giữ một nét đẹp văn hóa riêng của người Hà Nội.
Gánh hàng rong ít khi dừng lại bên đường, cứ thong dong qua các con phố lớn, nơi tụ tập đông người, thi thoảng mới dừng lại nghỉ chân và bán hàng.

Với đôi quang gánh trên vai, những người bán rong lang thang trên các đường phố rao bán đủ các loại hàng mà người mua cần đến.
Hơn cả một thức quà, điều người ta yêu ở những gánh hàng rong chính là sự thân thuộc và yên bình dung dị.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.

Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.

Với mạng lưới phủ rộng khắp thành phố, xe buýt giờ đây là một phương tiện giao thông công cộng tiện lợi và an toàn, đặc biệt với những người lớn tuổi ở Hà Nội.

Vùng đất bãi trồng hoa dưới chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Mỗi luống hoa ở đây không chỉ kể câu chuyện về sắc màu của thiên nhiên mà còn là câu chuyện về tình yêu và sự gắn bó của mỗi con người đang sống ở Hà Nội.

Phố sách 19/12 từ lâu đã trở thành địa chỉ quen thuộc với những người mê đọc sách. Con phố xinh xắn làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho những người sống, học tập và làm việc ở Hà Nội, nhất là vào các ngày cuối tuần.