20 năm Đài Hà Nội đổi mới và phát triển

Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội là cơ quan ngôn luận của thành phố, phải phấn đấu phát triển xứng tầm với Thủ đô theo định hướng mà Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho Thủ đô Hà Nội.

Lễ khánh thành Trung tâm truyền dẫn phát sóng.

Ngày 15/12/2000, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ban hành Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010, trong đó xác định Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.

Đến ngày 28/12/2000, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội về xây dựng, phát triển Thủ đô, trái tim của cả nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Giai đoạn 2000 - 2010, cùng với Thủ đô đổi mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội  tập trung nâng cao chất lượng sản xuất chương trình, đổi mới nội dung và hình thức theo hướng chuyên nghiệp. Đài tiếp tục xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển về quy mô và trang thiết bị kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại, công nghệ tiên tiến. Đây chính là tiền đề về kỹ thuật để Đài ứng dụng công nghệ phát thanh trực tiếp, truyền hình trực tiếp, hướng phát triển của báo chí điện tử hiện đại.

Xe màu của Đài Hà Nội trong giai đoạn đầu được khai thác.

Ngày 1/8/2008, Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII. Thủ đô Hà Nội bước vào một giai đoạn phát triển mới. Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội và Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tây hợp nhất, cộng hưởng thế mạnh, mở rộng cả về tổ chức, quy mô và vùng phủ sóng. Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tây trước khi hợp nhất đã có bề dày xây dựng và phát triển. Được thành lập từ năm 1978, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tây luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyên truyền tại địa bàn trọng yếu cửa ngõ của Thủ đô. Đơn vị xây dựng được bản sắc riêng với nhiều chương trình văn hóa, giải trí. Sau hợp nhất, trong 10 năm từ 2008 - 2018, Đài Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã có sự phát triển nhanh về trang bị cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, mở rộng phạm vi phủ sóng, nâng cao chất lượng và đổi mới nội dung chương trình.

Cầu truyền hình “Bản hùng ca Hà Nội” kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (1972-2012) là một chương trình để lại tiếng vang.

Ngày 10/11/2013, Đài Hà Nội đã khánh thành Trung tâm kỹ thuật, truyền dẫn, phát sóng mới tại Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, bắt kịp với xu thế hiện đại hóa ngành truyền hình trên thế giới.

Xác định vai trò, trách nhiệm của Thủ đô “Hà Nội vì cả nước”, Trung tâm kỹ thuật, truyền dẫn phát sóng của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội được xây dựng phục vụ cho cả ba Đài lớn của quốc gia là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội và những cơ quan thông tin truyền thông khác.

Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng của Đài Hà Nội thời điểm đưa vào hoạt động tháng 10/2013.

Với uy tín và vai trò của mình, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong ứng dụng công nghệ kỹ thuật truyền hình tiên tiến vào sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng, đặc biệt là số hoá quy trình sản xuất, chuẩn HD.

Từ 21/6/2016 đài đã chính thức phát sóng HD trên kênh H1, với hình ảnh độ nét cao. Kênh 1 truyền hình Hà Nội đã có mặt trên hệ thống truyền hình quảng bá số mặt đất, phủ sóng trên 16 tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Từ ngày 2/9/2016, Kênh 2 cũng chính thức phát sóng HD. Việc phát sóng chuẩn HD trên cả hai kênh sóng là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của Truyền hình Thủ đô. Đây là kết quả bước đầu quan trọng trong việc thực hiện lộ trình số hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời ghi dấu mốc quan trọng trong chiến lược tổng thể hiện đại hóa cơ sở kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của của Đài Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, 2021 - 2025 tầm nhìn 2030.

Cùng với việc sử dụng camera kỹ thuật số, các trường quay của Đài cũng chuyển sang công nghệ số. Những thay đổi về công nghệ, kỹ thuật trong thực sự đem đến một diện mạo khác cho Đài Hà Nội - chuyên nghiệp và đẳng cấp hơn.

Một trong những trường quay hiện đại của Đài Hà Nội.

Để thích ứng với yêu cầu mới trong quá trình phát triển, tháng 8/2017, Đài thành lập hai trung tâm có vai trò quan trọng trong hoạt động của Đài, đó là Trung tâm Tin tức và Trung tâm Kỹ thuật.

Đài thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phản ánh, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của thành phố, đặc biệt là thực hiện các đợt tuyên truyền về Đại hội Đảng bộ thành phố và Đại Hội Đảng toàn quốc. Cùng với đó, Đài Hà Nội còn có rất nhiều các chương trình về văn hóa, giải trí, góp phần làm phong phú hơn đời sống văn hóa tinh thần ở Thủ đô.

Cùng với nhiệm vụ tuyên truyền thường xuyên, trong giai đoạn 2010 - 2020, Đài Hà Nội đã thực hiện nhiều chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình có tiếng vang, khẳng định vị thế là một cơ quan báo chí lớn của Thủ đô và cả nước. Trong đó phải kể đến các cầu truyền hình: “Bản hùng ca Hà Nội” (2012), “Sống mãi với Thủ đô” (2016), “Hồn thiêng sông núi” (2017). Chương trình “Bản giao hưởng hòa bình” được tổ chức thường niên là một trong số những chương trình truyền hình trực tiếp để lại nhiều ấn tượng, được thành phố đánh giá cao.

Những năm 2015 - 2020 là giai đoạn đánh dấu sự đổi mới khá rõ nét trong nội dung chương trình truyền hình. Một số format chương trình mới ra đời và được duy trì, phát triển, như chương trình "Hà Nội 18h", "Hà Nội đẹp và chưa đẹp". Đội ngũ phóng viên, biên tập viên trẻ, tư duy sáng tạo đã tạo sức sống mới cho chương trình của Đài Hà Nội.

Lãnh đạo Công an thành phố và lãnh đạo Đài Hà Nội trong lễ ra mắt “Bản tin 141”( năm 2017). Chương trình được duy trì đến hiện nay.

Tuy nhiên, giai đoạn 2015 - 2020 là thời kỳ Đài Hà Nội đứng trước những khó khăn thách thức lớn nhất. Trong giai đoạn báo chí phải cạnh tranh với nhiều phương tiện truyền thông khác, đặc biệt là mạng xã hội, các cơ quan báo chí, trong đó có Đài Hà Nội, không có lựa chọn nào khác là phải nâng cao tính cạnh tranh để thu hút công chúng.

Trước những khó khăn, thách thức vô cùng lớn, Đài Hà Nội bước sang chặng đường thay đổi để bứt phá, hướng tới những mục tiêu mới, khẳng định vị thế cơ quan truyền thông lớn của Thủ đô.

User
Ý KIẾN

Hà Nội, những khoảnh khắc tháng 10 thật đặc biệt. Từ Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 trên quảng trường Ba Đình, đến những ngày tháng lịch sử 10/10/1954, khi Thủ đô rực rỡ cờ hoa với niềm hân hoan tột cùng đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Chiều 9/10, tại vườn hoa Đại học Công đoàn, Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội đã phối hợp cùng Quận ủy Đống Đa tổ chức lễ gắn biển công trình “Dân vận khéo” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Tham dự sự kiện có, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đinh Văn Khóa Hà Nội Bí thư Quận ủy Đống Đa Đinh Trường Thọ.

Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng nhiều cây cầu đẹp và hiện đại, không chỉ phát triển các đô thị nằm hai bên dòng sông Hồng, mà còn kết nối giao thương với các tỉnh, thành trong khu vực.

Hà Nội sẽ đồng hành để dự án “Thành phố thông minh” tại Đông Anh được triển khai thuận lợi. Đây là khẳng định của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh trong buổi tiếp ông Shingo Ueno, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản diễn ra sáng 9/10.

Ngày 9/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đến tham quan Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển” tại Bảo tàng Hà Nội. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải.

Sáng 9/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ khánh thành và gắn biển công trình Bệnh viện Nhi Hà Nội chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Trường THCS Trưng Vương (Hà Nôi) vừa phối hợp với Dự án Sách Nhà Mình và nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình Sử Việt từ những cuộc đời, với mục đích phát huy giá trị lịch sử trong môi trường giáo dục đào tạo.

Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội, giải thưởng thường niên do Báo Thể Thao và Văn hóa, Thông tấn xã Việt Nam tổ chức, năm nay trở nên đặc biệt hơn khi diễn ra trong những ngày thu đáng nhớ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Sáng 9/10, Đoàn đại biểu lãnh đạo thành phố do Ủỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến làm trưởng đoàn, đã đến đặt vòng hoa, dâng hương kính viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Sáng 9/10, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã đến dâng hoa, dâng hương tại tượng đài "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" và phù điêu “Hà Nội - mùa đông 1946”.

Sáng 9/10, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố làm trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội và Quận ủy Ba Đình vừa tổ chức gắn biển công trình “Dân vận khéo” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại nhà sinh hoạt cộng đồng tổ dân phố số 8 phường Liễu Giai.

Với nhiều người nước ngoài, từ lâu Hà Nội đã là nơi đáng sống, nơi gặp gỡ, kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai.

Cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” là cuộc thi viết cấp huyện đầu tiên trên địa bàn thành phố. Từ 1.156 tác phẩm, ban giám khảo đã chọn ra 42 tác phẩm xuất sắc để trao giải.

Khai trương vào ngày 4/10, triển lãm "Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển" tại Bảo tàng Hà Nội thu hút rất đông người dân và du khách tới tham quan.

Sau nhiều năm chuẩn bị công phu, Luật Thủ đô năm 2024 đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai, chuyên gia pháp luật, trưởng nhóm chuyên gia sửa đổi Luật Thủ đô đã được vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú".

Chào đón đoàn quân trở về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954, ngoài cờ hoa, biểu ngữ rợp trời, phố phường Hà Nội thêm vẻ uy nghi bởi những chiếc cổng chào được dân chúng dựng lên ở nhiều cửa ngõ, phố phường Hà Nội. Người đời sau sẽ khó hình dung về những “khải hoàn môn” ngày ấy nếu không có một tay máy trẻ tuổi say mê chụp ảnh cổng chào: Trịnh Đình Tiến.

Hình ảnh người nhạc sĩ mặc comple màu trắng, đánh đàn guitar, hát trong rừng người giữa rợp cờ hoa hân hoan đón chào đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954 đã được ghi lại thành khoảnh khắc của lịch sử. Người đàn ông đó - cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ, sau này được coi là “ông vua Sonate của Việt Nam”.

Không chỉ rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, ở nhiều địa bàn cư dân còn thể hiện tình cảm, niềm tự hào với thành phố Hà Nội bằng việc thu dọn, vệ sinh và làm sạch đẹp phố phường.

Chiều 8/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đi kiểm tra, dự tổng duyệt Lễ kỷ niệm cấp Quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Từ nhiều tháng qua, nhà văn hóa địa bàn dân cư số 11 phường Vĩnh Tuy luôn trở thành điểm hẹn của cư dân. Họ cùng họp bàn, thực hiện kế hoạch thu dọn, vệ sinh và làm đẹp cảnh quan cho các tuyến phố.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", Thành phố đang đẩy mạnh hoàn thiện kết cấu hạ tầng khung để mở rộng không gian phát triển, phát huy vai trò Thủ đô, là động lực phát triển, trung tâm liên kết vùng và cả nước.

Chiều 8/10, quận Ba đình đã tổ chức Lễ gắn biển công trình cải tạo hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

70 tác phẩm hội hoạ, đồ hoạ và điêu khắc về chủ đề “Hà Nội – Sức sống và niềm tin” vừa khai mạc trưng bày sáng 8/10, diễn ra đến hết ngày 22/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, quận Hai Bà Trưng đã đến thăm, tặng quà thương binh, người hoạt động cách mạng trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô đang sinh sống tại phường Đồng Nhân và Nguyễn Du vào sáng nay 8/10.

Tổ chức World Culinary Awards vừa trao cho Hà Nội giải thưởng "Điểm đến thành phố ẩm thực tốt nhất châu Á năm 2024", tại lễ trao giải lần thứ 5 vừa diễn ra tại Dubai, UAE. Năm ngoái, thành phố Hà Nội được tổ chức này vinh danh là "Điểm đến thành phố ẩm thực nổi bật nhất châu Á 2023".

Thành phố Hà Nội đã hoàn thành 75% trong khoảng 100 công trình trọng điểm năm 2024 nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (GPTĐ), với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 75.000 tỷ đồng.

Thành Đoàn Hà Nội và Hội cựu Thanh niên xung phong thành phố đã tổ chức buổi gặp mặt Đội Thanh niên xung phong công tác giải phóng Thủ đô vào sáng nay, 8/10.

Công an quận Cầu Giấy đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 27 năm thành lập Công an quận vào chiều 7/10.

Sáng nay (8/10), 10 “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024 đã được vinh danh tại Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024. Sau đây là danh sách và tóm tắt thành tích của 10 cá nhân xuất sắc.

"Các điển hình tiên tiến, gương “Người tốt, việc tốt” sẽ ngày càng phát triển, có sức lan tỏa rộng rãi, góp phần cổ vũ cán bộ, đảng viên, nhân dân Hà Nội vươn lên mạnh mẽ, làm cho vườn hoa “Người tốt, việc tốt” của Thủ đô ngày càng phát triển rực rỡ" - Thủ tướng Chính phủ nói.

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024 được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức vào 7h30 ngày 8/10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô. Hội nghị sẽ vinh danh 10 cá nhân xuất sắc, đồng thời biểu dương 70 gương điển hình tiên tiến.

Hà Nội đang mùa thu - mùa đẹp nhất trong năm và cũng là mùa đánh dấu Thủ đô thêm một tuổi mới. Những người nước ngoài đang có mặt tại Hà Nội dành tình cảm đặc biệt cho thành phố.

Chiều 7/10, Kho bạc nhà nước Hà Nội tổ chức Lễ công bố quyết định về việc bổ nhiệm hai Phó Giám đốc. Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đã đến dự.

Chiều 7/10, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND thành phố do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn, đã giám sát công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn quận Tây Hồ.

Thành phố, các địa phương tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, chuyển đổi số; lắng nghe, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Sáng 7/10, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn dự lễ khánh thành và gắn biển công trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại Dự án đầu tư xây dựng Khu liên cơ quan Vân Hồ (52 phố Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng).

Sáng 7/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn đã chỉ đạo tổng duyệt chương trình Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt và vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024.

Những ngày này, khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm đang khoác lên mình tấm áo mới vui tươi, rực rỡ nhưng cũng đầy ắp sự hoài niệm, chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Sáng 7/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn đã tham dự Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những Cửa ô”.

Chiều 7/10, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn đã dự lễ gắn biển hai công trình “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Sáng 7/10, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dự lễ gắn biển hai công trình cấp thành phố chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) tại Trường THCS Giảng Võ và Cụm công trình hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Trúc Bạch, quận Ba Đình.

Những ngày đầu tháng 10, phố bích họa Phùng Hưng đang trở thành địa điểm tham quan độc đáo và hấp dẫn. Không chỉ mô tả vẻ đẹp của Hà Nội qua những bức bích họa đặc sắc mà nơi đây còn là một không gian sống động, tái hiện lại những ký ức không phải ai cũng biết về Hà Nội giai đoạn 1946-1954.

Chiều 7/10, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ khối và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Hà Nội đang đổi mới và phát triển theo hướng trở thành một đô thị thông minh và hiện đại. Trong tiến trình đó, diện mạo, kiến trúc của thủ đô đã có những thay đổi để phù hợp với quy hoạch theo từng thời kỳ.

Trong Quý III/2024, thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện; trong đó, người lao động làm việc tại Hà Nội có tốc độ tăng thu nhập cao hơn cả, đạt 10,7 triệu đồng, tăng 6,6% so với quý trước.