30.000 du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại Hoa Kỳ

Ngày 19/9, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn đại biểu Bộ GD-ĐT đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh giáo dục tại New York, Hoa Kỳ. Hội nghị do Tổng Thư ký Liên hợp quốc chủ trì với sự tham dự của 200 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Hội nghị Thượng đỉnh giáo dục với mục tiêu chung là huy động ý chí chính trị, cam kết cho giáo dục và hai mục tiêu cụ thể, đó là: Tăng cường và đẩy nhanh việc thực hiện các hiệp định đa phương hiện có, đồng thời hỗ trợ thiết lập các lĩnh vực trọng tâm với các nguồn lực từ Ban chỉ đạo cấp cao Mục tiêu phát triển bền vững số 4.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn dự Hội nghị Thượng đỉnh giáo dục tại Hoa Kỳ.

Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn có các cuộc gặp gỡ song phương với Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, Giám đốc Giáo dục toàn cầu của Ngân hàng thế giới (World Bank)…

Tại cuộc gặp Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hoa Kỳ Miguel Cardona, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cảm ơn Chính phủ Hoa Kỳ có những chương trình học bổng tạo cơ hội cho sinh viên Việt Nam được theo học các trường đại học danh tiếng nhất. Nhiều hoạt động hỗ trợ giáo dục Việt Nam cũng được Chính phủ Hoa Kỳ triển khai trong thời gian qua. 

Bộ trưởng nhấn mạnh Hoa Kỳ là một trong số những đối tác trọng tâm trong hợp tác về giáo dục. Kết quả của sự hợp tác về giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời gian qua rất đáng ghi nhận. Thể hiện qua một số con số như: có khoảng 30.000 du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại các trường phổ thông và đại học của Hoa Kỳ; khoảng 50 chương trình liên kết đào tạo giữa các trường đại học của Hoa Kỳ với các trường đại học của Việt Nam đang được thực hiện tại Việt Nam; 6 cơ sở giáo dục có vốn đầu tư của Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam…

Cùng với đó, Trường ĐH Fulbright Việt Nam (FUV) được thành lập năm 2016 tại TP. Hồ Chí Minh là sự kiện quan trọng, đánh dấu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. FUV được xem là trường đại học phi lợi nhuận theo mô hình Hoa Kỳ đầu tiên của Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao đổi với Bộ trưởng Giáo dục Hoa Kỳ Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh giáo dục.

Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là một trong những nhiệm vụ mang tính đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ hy vọng Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đồng thời đưa ra một số đề xuất hợp tác trong thời gian tới.

Theo đó, Bộ trưởng Sơn mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học (đào tạo, nghiên cứu, kiểm định chất lượng) và giảng dạy tiếng Anh; khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học nổi tiếng mở phân hiệu hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam; khuyến khích các nhà đầu tư Hoa Kỳ tăng cường hợp tác đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục; quan tâm đến các du học sinh Việt Nam đang theo học tại các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Giáo dục Hoa Kỳ Miguel Cardona đánh giá cao những nỗ lực để thúc đẩy việc hợp tác giữa giáo dục 2 quốc gia; cũng như các doanh nghiệp, tổ chức giáo dục của Hoa Kỳ trong việc mang lại lợi ích cho sinh viên Việt Nam.

Ông Miguel Cardona cũng cho biết, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ luôn sẵn sàng là đối tác với Bộ GD-ĐT Việt Nam; đảm bảo rằng các cơ quan thuộc ngành Giáo dục Hoa Kỳ sẽ hợp tác hỗ trợ Việt Nam cũng như chia sẻ một số chiến lược giáo dục của Hoa Kỳ. Đồng thời, thúc đẩy việc hỗ trợ sinh viên Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội học tập tại Hoa Kỳ.

User
Ý KIẾN

Sáng 3/12, theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có chuyến thăm trường Đại học Swinburne tại thành phố Melbourne, bang Victoria (Australia) và trò chuyện với sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại đây.

Ngày 30/11, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hóa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam trao 200 suất học bổng của Hội Khuyến học Việt Nam cho học sinh, sinh viên Lào đang học tập tại Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển 200 ứng viên cho chương trình học bổng toàn phần diện hiệp định do Chính phủ Hungary cấp, trình độ đào tạo từ cử nhân đến tiến sỹ ở nhiều lĩnh vực.

Thiếu trải nghiệm cuộc sống ở xứ người, nhiều tân du học sinh sập bẫy các chiêu trò lừa đảo khi mua, bán đồ, thuê nhà hay tìm việc làm thêm.

Một làn sóng tẩy chay bảng xếp hạng được cho là uy tín nhất thế giới đang diễn ra chưa có hồi kết bởi các trường đại học cáo buộc nó không đáng tin cậy và làm sai lệch các ưu tiên giáo dục.

Tỷ lệ học sinh trường bán công tại New York trúng tuyển Trường Đại học New York, trường tốp đầu trong nước, cao hơn bạn bè học trường công.

Từ 24/11, hàng chục nghìn giáo viên tại Scotland đình công sau khi kiến nghị tăng lương bị từ chối, khiến hầu hết các trường phổ thông phải đóng cửa.

Có những gia đình sẵn sàng chi hàng triệu USD cho các công ty tư vấn nhằm giúp con mình được nhận vào những trường đại học danh giá nhất nước Mỹ. Nhưng không phải trường hợp nào cũng trót lọt và tránh khỏi tai tiếng.

Hơn cả một bữa ăn, giờ ăn trưa tại các trường học ở Nhật Bản được coi là một phương pháp giáo dục lối sống, cũng là nỗ lực của chính phủ Nhật Bản nhằm giúp tất cả học sinh, giàu hay nghèo, có một bữa ăn đầy đủ và tử tế mỗi ngày.

Không phải từ học phí, kinh phí nghiên cứu của các trường đại học trên thế giới phần lớn đến từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân hay cựu sinh viên. Có thể nói, những khoản đóng góp này là xương sống cho việc hoạt động của mọi trường đại học.

Lạm phát cùng giá USD tăng mạnh so với đồng tiền các nước gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, học tập của du học sinh Việt.

Đại học Oxford tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng đại học đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất thế giới năm 2023, trong khi lần đầu tiên có một trường của Đức vào top 10.

Nằm trong chuỗi hoạt động thường niên thúc tiến trao đổi giáo dục Việt - Mỹ, triển lãm Giáo dục Hoa Kỳ 2022 được tái khởi động trực tiếp sau một năm gián đoạn do đại dịch Covid-19.

Điểm số trong bài kiểm tra xét tuyển đại học ACT của học sinh tốt nghiệp trung học Mỹ năm nay thấp nhất trong hơn 30 năm qua.

Phần Lan có nền giáo dục phát triển, sử dụng tiếng Anh rộng rãi và có nhiều chính sách học bổng, thu hút du học sinh từ khắp nơi trên thế giới.

Đại diện các trường trung học ở New Zealand cho biết du học sinh ở bậc phổ thông thường nhớ nhà, gặp khó khăn về ngôn ngữ và hòa nhập khi đến môi trường mới.

Anh, Úc, Mỹ, Canada - những điểm đến học tập lớn trên thế giới - đều có một số quy định du học mới đáng chú ý, từ học tập đến định cư, trong năm 2022 và 2023.

Chính sách gỡ bỏ quy định giới hạn số giờ làm việc tại Canada sẽ kéo dài đến ngày 31/12/2023.

Trường Đại học Oxford, Anh, tiếp tục đứng đầu danh sách trường đại học thế giới năm 2023 của THE trong 7 năm liên tiếp.

Nghị định số 88/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định phạt tiền từ 40 – 60 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng việc đi học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật để thực hiện mục đích đi lao động hoặc ở lại nước ngoài trái pháp luật.

Ngày 19/9, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn đại biểu Bộ GD-ĐT đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh giáo dục tại New York, Hoa Kỳ. Hội nghị do Tổng Thư ký Liên hợp quốc chủ trì với sự tham dự của 200 quốc gia, vùng lãnh thổ.