5 chiêu trò phổ biến để "lách luật" trong đấu thầu

Theo đại biểu Quốc hội, sự móc ngoặc giữa chủ đầu tư, đơn vị thẩm định giá và nhà thầu đã tạo ra công trình kém chất lượng, gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước.

Tham gia thảo luận trước Quốc hội sáng 8/11, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho biết, qua theo dõi các vụ án liên quan đến hoạt động đấu thầu trong thời gian qua, thấy nổi lên 5 chiêu trò phổ biến để lách luật trong đấu thầu. Đó là: chia nhỏ gói thầu; cài cắm các điều khoản để chèn thầu quen; thiết lập liên minh quân xanh, quân đỏ để thông thầu; móc ngoặc với thẩm định giá để nâng khống gói thầu; nhũng nhiễu, tiêu cực khác trong hoạt động đấu thầu.

Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn).

Chiêu trò thứ nhất, theo đại biểu, tình trạng chia nhỏ các gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu. Để phúc đáp yêu cầu của thực tiễn, nhất là đối với những trường hợp cấp bách hoặc đối với những khoản chi nhỏ, Luật Đấu thầu đã quy định các trường hợp được chỉ định thầu, quy định các hạn mức để được áp dụng chỉ định thầu, loại dưới 100 triệu, dưới 500 triệu và dưới 1 tỷ. Tuy nhiên, tình trạng chia nhỏ các gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu diễn ra rất phức tạp trên thực tế và đã được thể hiện trong nhiều kết luận thanh tra, kết luận điều tra các vụ án, vụ việc.

Đại biểu lấy ví dụ về một trường hợp được nêu nhiều trong thời gian vừa qua liên quan đến một bệnh viện đa khoa của tỉnh. Kết luận thanh tra của tỉnh đã chỉ rõ là tổng giá trị hàng hóa mua sắm chỉ hơn 95 tỷ nhưng giám đốc bệnh viện đã ban hành tới 1.165 quyết định chỉ định thầu, với giá trị của mỗi gói thầu đều dưới 100 triệu. Bên cạnh đó, lợi dụng các quy định về chia tách hoặc gộp gói thầu, có những trường hợp chia nhỏ các gói thầu theo kiểu chia phần để mỗi nhà thầu thân hữu trúng một phần. Hoặc có trường hợp gom nhiều gói thầu nhỏ khác nhau lại để tạo thành một gói thầu hết sức phức tạp mà chỉ có một doanh nghiệp cụ thể mới có thể đáp ứng được, để từ đó tránh được những thủ tục đấu thầu thực sự cạnh tranh.

Chiêu trò thứ hai theo bà Thủy là cài cắm các điều khoản mớm thầu để dành cho người quen, chèn người lạ. “Đây là chốt chặn để ngăn các nhà thầu không mong muốn. Trên thực tế thời gian qua, không ít các chủ đầu tư đã cố ý cài cắm các điều khoản để hướng đến các nhà thầu thân hữu, loại bỏ các nhà thầu khác, từ đó biến đầu thầu rộng rãi thành gói thầu hạn chế”, đại biểu Thủy nói.

Theo nữ đại biểu, thực tế các vụ án đầu thầu vừa qua, cơ quan chức năng xác định được là ngay từ đầu các đối tượng đã bắt tay ngầm, đi đêm, thông đồng, cùng nhau xây dựng tiêu chí thầu, thậm chí cùng nhau xây dựng hồ sơ mời thầu. Bên cạnh đó, có những tiêu chí được xây dựng là phải có bằng khen của Bộ Tài chính về việc đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, mà chỉ có doanh nghiệp cụ thể mới có được.

Thứ ba là thiết lập liên minh quân xanh, quân đỏ để quây thầu, vây thầu. Đó là một mảng tối trong đầu thầu thời gian vừa qua đã tạo ra sự cục bộ, thiếu tính cạnh tranh.

“Có tình trạng một số nhà thầu chuyên đi thầu chỉ để trượt, tạo điều kiện góp phần cho nhà thầu đã được chỉ định sẵn trúng thầu. Và có tình trạng với sự tiếp tay của bên mời thầu, chủ đầu tư đã tạo ra cuộc đấu thầu trở thành một vở kịch với sự tham gia của những quân xanh, quân đỏ để sau đó nhà thầu đường đường chính chính trúng thầu. Hệ lụy là khiến cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính trượt thầu, mất đi cơ hội đầu tư kinh doanh. Đặc biệt nghiêm trọng là mất đi tiền của đầu tư của Nhà nước, tạo ra những công trình kém chất lượng”, đại biểu Thủy nêu thực trạng.   

Chiêu trò thứ tư được đại biểu nêu là tình trạng móc ngoặc với thẩm định giá để nâng khống giá trị gói thầu. Từ các vụ án vừa qua cho thấy, nếu chỉ nhìn vào hồ sơ thì tất cả đều đúng quy trình, chỉ khi đi sâu vào phá án thì mới phát hiện được sự móc ngoặc một cách tinh vi giữa chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, đơn vị thẩm định giá và đơn vị trúng thầu đã thổi giá tăng gấp nhiều lần so với giá trị thực thông qua các chứng thư thẩm định. Đại biểu lấy ví dụ về vụ án tại Bệnh viện Tim Hà Nội, giá của mỗi một stent nhập khẩu từ Ấn Độ về chỉ từ 8 đến 11 triệu nhưng giá thẩm định và giá trúng thầu đã vọt lên 36 đến 42 triệu/1 stent, tức là tăng từ 28 đến 31 triệu. Đến nay cả tổng giám đốc và phó tổng giám đốc của đơn vị thẩm định giá đều đã bị khởi tố.

"Rất nhiều vụ án khác liên quan đến hoạt động đấu thầu thời gian vừa qua đã phải khởi tố, tuyên án phạt tù cả với các thẩm định giá, với vai trò là đồng phạm. Tuy nhiên, cũng có thể thấy pháp luật đã trao cho tổ chức thẩm định giá chức năng quá lớn, trong khi các quy định về hậu kiểm kết quả thẩm định còn rất hạn chế" - đại biểu phát biểu.

Cuối cùng là tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực khác trong hoạt động đấu thầu. Tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật, tình trạng lách các quy định pháp luật đều tiềm ẩn hướng tới nguy cơ trục lợi.

“Kết quả khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2021 cho thấy, trong tổng số các doanh nghiệp được khảo sát, có 25% doanh nghiệp phải chủ động chi trả các chi phí không chính thức khi tham gia đấu thầu; 10,3% doanh nghiệp phải chi trả theo gợi ý của cán bộ phụ trách đấu thầu và đáng lưu ý có đến 58,9% doanh nghiệp cho biết, việc chi trả chi phí không chính thức trở thành luật bất thành văn”, đại biểu Thuỷ dẫn lại số liệu.  

Đại biểu Thuỷ cho rằng, đấu thầu nếu không được quy định và quản lý một cách chặt chẽ sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, trục lợi và liên tiếp các vụ án liên quan đã phản ánh việc này.

Từ thực tế trên, đại biểu nêu 2 kiến nghị. Cụ thể, đại biểu kiến nghị các cơ quan thanh tra điều tra, truy tố, xét xử hướng hoạt động vào mảng đấu thầu, nhất là đối với những vụ việc dư luận có nhiều phản ánh để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.

Mặt khác, theo đại biểu, công khai sẽ được xem là giải pháp của mọi giải pháp, sẽ rất hữu hiệu để khắc phục tình trạng đi đêm trong đấu thầu vừa qua. Pháp luật hiện hành trong từng công đoạn đấu thầu đã có một số quy định về công khai nhưng chưa chặt chẽ, thậm chí còn những khoảng trống, kẽ hở dẫn đến việc có thể lách luật như trong thời gian vừa qua.

Tại kỳ họp này, Chính phủ trình Quốc hội xem xét dự án Luật Đấu thầu, do đó, đại biểu kiến nghị tiếp tục rà soát để hoàn thiện và bảo đảm thực hiện chặt chẽ 6 công khai trong đấu thầu, bao gồm công khai về điều kiện được dự thầu; danh sách và năng lực của những nhà thầu; điều kiện được trúng thầu; quá trình chấm thầu; kết quả trúng thầu; kết quả giải quyết khiếu nại, kiến nghị của nhà thầu.

User
Ý KIẾN

Một số đại biểu Quốc hội đề xuất cần bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản, cụ thể là gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình hành nghề.

Sáng 21/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, cho ý kiến về dự thảo Luật Đường bộ, các đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung một số quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật đối với đường cao tốc, đề nghị cân nhắc bổ sung phí giao thông nội đô áp dụng với ô tô cá nhân vào một số khu vực đô thị trong khung thời gian nhất định.

Theo dự thảo Luật Đường bộ, thanh tra đường bộ sẽ không thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường.

Đầu giờ chiều nay (21/5), Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày tờ trình về việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV.

Qua theo dõi ngày đầu tiên của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, cử tri đánh giá cao việc các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm giải quyết, trả lời các kiến nghị của cử tri gửi về Kỳ họp thứ 6. Tuy nhiên, cử tri vẫn còn băn khoăn khi vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để.

Tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Đường bộ, các đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định về xe hợp đồng, tạo điều kiện cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe dưới 10 chỗ được hoạt động.

Sáng 20/5, Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc.

Chiều 20/5, với 475/475 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV.

Sáng nay, 21/, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ nghe Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ.

Vào chiều hôm nay 21/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Sau đó, các đại biểu thảo luận tại Đoàn về danh sách đề cử đề Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Các bước tiếp theo để bầu Chủ tịch nước sẽ được tiến hành vào ngày 22/5.

Được tin Tổng thống nước Cộng hòa Hồi giáo Iran Ebrahim Raisi, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian và một số quan chức cấp cao Iran thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay ngày 19/5, ngày 20/5, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn tới Quyền Tổng thống Iran Mohammad Mokhber.

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sáng 20/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết tính đến hết năm 2023, Chính phủ đã dành được khoảng 680 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách tiền lương mới.

Đài Hà Nội xin trân trọng giới thiệu tiểu sử đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sáng 20/5, trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, đã có 2.210 kiến nghị của cử tri đã được giải quyết, trả lời, đạt 99,7%.

Với 475/475 đại biểu bỏ phiếu thông qua, đạt tỷ lệ 100% tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội. Ông Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã tuyên thệ nhậm chức và phát biểu trước Quốc hội.

Sáng 20/5, tại phiên họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, cử tri và nhân dân vui mừng, đánh giá rất cao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Chiều nay (20/5), Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín và biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội. Sau khi nghị quyết được thông qua, tân Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sáng nay (20/5), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Trước giờ khai mạc kỳ họp, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sáng nay (20/5), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc trọng thể theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội từ 20/5 đến sáng 22/5.

Sáng 19/5, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan nhằm rà soát công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV.

Ngày mai (20/5), dự kiến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ chính thức khai mạc. Trong 26,5 ngày làm việc, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định rất nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung về công tác nhân sự.

Sáng 19/5, HĐND thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề) để bàn và quyết định những vấn đề cấp bách của thành phố. Kỳ họp cũng sẽ thảo luận và quyết định nhân sự Phó Chủ tịch UBND thành phố.

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Tổng Thư ký Quốc hội cho biết thêm, trong chương trình kỳ họp lần này chưa có nội dung phê chuẩn, miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.

Trải qua 16 năm (1959-1975) liên tục mở đường, vận chuyển, chiến đấu bảo vệ tuyến chi viện chiến lược, phối hợp chiến đấu với lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn 22 tỉnh của ba nước Đông Dương, Bộ đội Trường Sơn đã không ngừng lớn mạnh về tổ chức, biên chế, trình độ tổ chức chỉ huy, hiệp đồng, bảo đảm là nhân tố quyết định góp phần tạo nên thắng lợi các chiến dịch, đi đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV.

Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 144 quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới. Quy định 144 của Bộ Chính trị quy định 5 chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII sáng 18/5, Tổng Bí thư cho biết phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội sẽ được Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội để xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20/5/2024.

Sau ba ngày (từ 16 - 18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.

Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức lễ khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội, Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên, Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng nay (18/5), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành TW Đảng khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Trung ương đã xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Ban chấp hành TW đã nhất trí cao thông qua Nghị quyết hội nghị.

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều nay, Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội tổ chức khai mạc Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), UBND TP Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Thành phố treo cờ Tổ quốc từ ngày 18/5/2024 đến hết ngày 20/5/2024.

Nhằm tăng cường phát triển và hợp tác ngành điện và năng lượng, chiều 17/5, tại Hà Nội đã diễn ra diễn đàn hợp tác phát triển ngành điện lực Trung Quốc - ASEAN và kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc. Sự kiện do Hội điện lực Việt Nam, Bộ công thương, Vietfair phối hợp với Hội đồng điện lực Trung Quốc, Cục năng lượng quốc gia Trung Quốc tổ chức.

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều địa phương tại Hà Nội đã tổ chức trao huy hiệu Đảng cho các đảng viên.

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều đoàn cán bộ, nhiều địa phương đã tổ chức hoạt động về nguồn, dâng hương và học tập tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông.

Góp sức vào tuyến vận tải huyền thoại đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh, cách đây 53 năm, hơn 500 nữ thanh niên của tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) đã xung phong lên đường nhập ngũ và lấy tên là Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc. Họ là những nữ thanh niên đầu tiên của miền Bắc được chi viện cho tuyến vận tải huyết mạch đường Trường Sơn để phục vụ cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.

Sau khi nhập ngũ, các tân binh sẽ có 3 tháng huấn luyện chiến sĩ mới, học tập về chính trị, quân sự, rèn luyện về thể lực, tính kỷ luật, sau đó tiếp tục được phân về các đơn vị để vừa huấn luyện chuyên sâu, thực hiện nhiệm vụ.

Lãnh đạo hai thành phố nhất trí tiếp tục nỗ lực, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai địa phương, đưa quan hệ Hà Nội - Bắc Kinh trở thành hình mẫu về hợp tác địa phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ngay sau khi đến Bắc Kinh, theo chương trình công tác, Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; thực hiện quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định: thi hành kỷ luật đồng chí Dương Văn Thái và đồng chí Mai Tiến Dũng bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.

Hôm nay 16/5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bầu bổ sung 4 Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII.

Hội nghị Trung ương 9 khai mạc sáng nay (16/5) đã xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.