50 ca bệnh phong mới được phát hiện trong năm 2022

Bệnh phong còn được gọi là "căn bệnh bị lãng quên". Mặc dù tỉ lệ phát hiện người bệnh phong mới giảm đều qua các năm. Tuy nhiên đây vẫn là bệnh truyền nhiễm, tiềm ẩn nguy cơ lây lan. Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, trong năm 2022, cả nước phát hiện khoảng 50 trường hợp mắc mới căn bệnh này.

Trong số các ca mắc mới được phát hiện, có cả những trường hợp ở khu vực thành thị, ở Hà Nội.

Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, người bệnh phong thường đi khám ở nhiều chuyên khoa, nhiều cơ sở điều trị khác nhau rồi mới đến chuyên khoa da liễu. Do đó đa số các trường hợp phát hiện bệnh muộn. Một số trường hợp khác được phát hiện ở nơi đô thị đông dân cư nên khó khăn trong việc tìm rõ nguồn lây, khoanh vùng tiếp xúc, điều trị…

"Dù là bệnh truyền nhiễm, lây lan qua hô hấp, tiếp xúc, nhưng tỉ lệ mắc bệnh phong hiện nay rất thấp, số lượng bệnh nhân giảm thấp dưới 1/10.000 dân, đây không còn là vấn đề y tế công cộng nữa. Bên cạnh đó, nguồn lây bệnh phong rất chậm, tiếp xúc nguồn lây có thể sau 5-10 năm mới mắc bệnh và khả năng lây khó hơn các bệnh khác. Bệnh nhân phong phát hiện, điều trị, khi uống liều thuốc đầu tiên, nguồn lây bệnh nhân không còn nữa" - PGS Lê Hữu Doanh thông tin thêm.

PGS. TS Lê Hữu Doanh - Giám đốc Bệnh viện Da liêũ Trung ương thăm hỏi người bệnh phong đang điều trị ở khu điều trị phong Quả Cảm (Bắc Ninh).

Sau khi người bệnh kết thúc giai đoạn điều trị thì trong 3-5 năm tiếp theo, bệnh nhân và những người xung quanh họ vẫn nằm trong diện giám sát nguồn lây để kịp thời phát hiện sớm ca mắc.

Trong nhiều năm qua, Chương trình Phòng, chống bệnh phong ở nước ta đạt nhiều kết quả tích cực, đã đưa những tiến bộ y học (trong đó có thuốc đa hóa trị liệu) vào điều trị giúp cứu chữa cho hàng chục nghìn người bệnh phong thoát khỏi dị hình tàn tật và những biến chứng của căn bệnh này.

Việt Nam đã đạt được tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ năm 1995 với tỷ lệ lưu hành là 0,9/10.000 dân số. Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng nêu gương Việt Nam là quốc gia đi đầu trong khu vực Thái Bình Dương về phòng chống bệnh phong.

Tết ấm áp với những bệnh nhân phong

Theo thống kê từ Chương trình phòng chống phong quốc gia, hiện Việt Nam có 36 khu điều trị bệnh phong, 15 làng phong với khoảng 10.000 bệnh nhân được quản lý trong cộng đồng. Phần lớn họ là người lớn tuổi, không gia đình. Cơ thể đã sạch vi khuẩn phong, nhưng họ phải sống khổ vì nhiều bệnh nền, tay chân cụt, không còn khả năng lao động.
Mặc dù khoa học đã chứng minh, bệnh phong khó lây và không di truyền, nhưng đến nay, nhiều người vẫn còn mang nặng sự kỳ thị, tâm lý sợ lây bệnh, luôn tìm cách hắt hủi, xa lánh. Có thể nói, bệnh nhân phong là “người khổ nhất trong những người khổ”. Họ không chỉ nghèo khổ, cô đơn, mà còn mang gánh nặng của dị hình tàn tật.
Thấu hiểu được nỗi khổ của người bệnh, đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương luôn tận tâm điều trị, chia sẻ với hoàn cảnh của họ. Với tinh thần đó, hàng năm, Ban lãnh đạo cùng nhiều cán bộ nhân viên bệnh viện đã chia làm nhiều đoàn công tác tổ chức thăm hỏi và chúc tết tới các bệnh nhân phong tại các khu điều trị bệnh phong.
 
Bệnh viện Da liễu Trung uơng thăm hỏi, động viên người bệnh đang sống, điều trị ở khu điều trị phong Quả Cảm 
nhân dịp Tết.
70 suất quà Tết được trao cho người bệnh phong tại khu điều trị phong Quả Cảm (Bắc Ninh).
 
Năm nay, gần 800 suất quà Tết cũng đã được trao cho những bệnh nhân phong đang sống, điều trị ở 10 khu điều trị phong của miền Bắc gồm: Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Điện Biên.

PGS. TS Lê Hữu Doanh chia sẻ: "Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người bệnh phong bao giờ cũng có những nỗi buồn riêng. Chính vì vậy, bệnh viện đã tổ chức những đoàn để để chia sẻ, chủ yếu là về mặt tinh thần, động viên cho họ yên tâm điều trị, đặc biệt là tinh thần thoải mái, vui vẻ hơn. Trong các đoàn đi bao giờ cũng có những người đã tham chương trình phong nhiều năm, nhưng đồng thời cũng có những bạn mới, những hoạt động này sẽ giúp các bạn nắm được hoạt do động của chương trình phong nhiều năm qua."

User
Ý KIẾN

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cấp phép cho vaccine sốt xuất huyết (SXH) do Công ty Takeda (Nhật Bản) sản xuất có tên là Qdenga. Đây là vaccine SXH đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua thành phố ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 16 ca so với tuần trước.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bệnh tim mạch là nguyên nhân dẫn đến 40% số ca tử vong ở châu Âu, tương đương với 10.000 ca tử vong/ngày.

"Huyết áp trên 140/90, đừng “lười” hỏi bác sĩ" - đó là thông điệp được đưa ra tại lễ phát động chương trình Tháng 5 kiểm soát huyết áp, sinh hoạt khoa học, những cập nhật quan trọng về tăng huyết áp do Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa tổ chức.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã phê duyệt các vaccine ngừa sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23 từ ngày 15/5.

Bộ Y tế vừa có Công văn số 2461gửi các sở y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về hướng dẫn tiêm vaccine Covid-19.

Ngày 15/5, thông tin từ Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết, sức khoẻ của các công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm đã cơ bản ổn định, không có bệnh nhân nặng. Tình hình vẫn trong tầm kiểm soát của ngành y tế địa phương.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó, chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý.

Từ năm nay, Bộ Y tế sẽ tiến hành mua vaccine cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo nhu cầu.

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.

Dịch bệnh ho gà bùng phát mạnh ở Anh trong 4 tháng đầu năm, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ghi nhận 5 trẻ tử vong.

Nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ có các thế hệ bị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hủy hoại sức khỏe tinh thần và thể chất. Hiện đã có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó có 5 nước thuộc ASEAN.

Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gien bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), trẻ sinh ra mắc bệnh sẽ phải gắn với truyền máu suốt đời. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh có thể tầm soát và sàng lọc trước sinh, sau sinh. Chủ đề "Ngày Thalassemia thế giới 8/5" năm nay mang thông điệp là tăng cường, phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt.

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

AstraZeneca cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, do thị trường hiện có nhiều lại vaccine COVID-19 cập nhật dựa theo các biến thể mới, dẫn đến dư thừa và nhu cầu về vaccine của AstraZeneca đã giảm.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương, tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất đã được sử dụng hết từ tháng 7/2023.

Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Nai xác nhận kết quả xét nghiệm cho thấy đa số các mẫu thực phẩm ở cửa hàng bánh mỳ này có vi khuẩn Salmonella.

10 người phải nhập viện và trong đó có một trường hợp tử vong cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai ngay sau khi ăn món tiết canh dê của bữa cỗ cưới tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Nối tiếp thành công của những ca ghép gan từ người cho chết não, ngày 7/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, lần đầu tiên đã thực hiện thành công ca ghép gan đối với bệnh nhân suy gan tối cấp, suy thận, đang điều trị hồi sức.

1.224 trường hợp nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Đây là con số đáng chú ý theo số liệu tổng hợp của Bộ Y tế trong năm 2023. So với cùng kỳ năm trước đó, số ca nhập viện tăng đáng kể.

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần trước, số ca mắc ho gà, tay chân miệng tại Thủ đô giảm mạnh.

Đại diện Bộ Y tế cho biết người dân đã từng tiêm vaccine Covid-19 của hãng dược AstraZeneca cách đây 2-3 năm không nên hoang mang, lo lắng, bởi vaccine chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm.

Nhằm tăng cường công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế, và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai hiệu quả kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Đồng Nai sớm điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ ngộ độc xảy ra tại cơ sở bánh mì trên địa bàn phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Cụm từ “chữa lành” đang được nhắc tới ngày một nhiều, dần trở thành một khái niệm gắn liền với giới trẻ, nhất là thế hệ Z. Vậy nguyên nhân của việc muốn chữa lành là gì, liệu nó có xuất phát từ nhu cầu thực tế hay không và việc người người sử dụng từ "chữa lành" như hiện nay là để trị bệnh hay chỉ là một hiệu ứng đám đông?

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, ngành Y tế Thủ đô đã ứng trực khám chữa bệnh tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa, trung tâm y tế và các bệnh viện với đầy đủ cơ số thuốc và trang thiết bị y tế.

Những tuần gần đây, dịch tay chân miệng tại Hà Nội đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có gần 800 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái; tổng số đã có 18 ổ dịch tay chân miệng.

Những ngày này, miền Bắc cũng như Hà Nội đang trải qua đợt nắng nóng đỉnh điểm đầu tiên của mùa hè, nhiệt độ có nơi lên tới hơn 41 độ C. Các chuyên gia y tế cảnh báo, thời tiết nắng nóng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.

Nắm bắt tâm lý khách hàng mong muốn làm đẹp vừa rẻ, lại nhanh và tiện…, các dịch vụ làm đẹp nở rộ, được quảng cáo bằng những mỹ từ, với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn. Không ít chị em tin theo những lời quảng cáo hấp dẫn đó, để rồi gặp phải hàng loạt tai biến. Làm đẹp là một nhu cầu chính đáng, nhưng gặp nạn vì làm đẹp thì thật oan uổng.

Kỳ nghỉ lễ là dịp để mọi người sum họp, đoàn tụ bên gia đình hoặc du lịch tại những vùng đất mới. Nhưng với các y, bác sĩ thì không có ngày nào ngơi nghỉ. Trong những ngày này, ngành Y tế Hà Nội đã và đang ứng trực cấp cứu nội và ngoại viện 24/24 giờ để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân.

Trước tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, một số bệnh như sởi, ho gà... được ghi nhận gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới, Bộ Y tế có Công văn số 2197 yêu cầu chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Một bé trai 3 tuổi nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức, co giật, các bác sĩ kết luận trẻ bị ngộ độc chì do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Hiện tình trạng cháu bé nguy kịch, tiên lượng xấu.

Sáng ngày 25/4, Bệnh viện Bạch Mai chính thức khai trương đơn vị đào tạo giả lập ECMO nhằm hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Đây cũng là bước tiến mới trong đào tạo mô phỏng của Bệnh viện Bạch Mai, xứng đáng là địa chỉ tin cậy hàng đầu trong đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn.

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận điều trị một bé gái 2 tháng tuổi, trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ, bị ho gà với diễn biến nặng.

Bộ Y tế vừa có Công văn gửi các bệnh viện về việc chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng - an toàn người bệnh, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

Liên tục từ đầu năm đến nay, nhiều cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh sốt rét đều có tiền sử trở về từ các quốc gia châu Phi. Điều này cho thấy nguy cơ sốt rét quay trở lại Việt Nam vẫn hiện hữu.

Ngồi học sai tư thế là một trong số các thói quen gây ảnh hưởng tới phần cột sống ở trẻ và gia tăng nguy cơ dẫn đến chứng cong vẹo cột sống, đau lưng. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề về chất lượng cuộc sống.

Sau khi tiếp nhận 13.000 liều vaccine "5 trong 1" từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã phân bổ vaccine này về toàn bộ 22 trung tâm y tế quận, huyện và TP. Thủ Đức, sẵn sàng triển khai tiêm chủng cho trẻ em.