8,5 triệu đẻ thành 8,8 tỉ và đạo đức kinh doanh của Eximbank

Câu chuyện một khách hàng ở Quảng Ninh vay tín dụng tiêu dùng từ một chi nhánh ngân hàng Eximbank với số tiền ban đầu 8,5 triệu đồng, sau gần 11 năm số nợ phải trả là hơn 8,8 tỉ đồng đang là đề tài gây bão trên cộng đồng báo chí, trong dư luận xã hội. Nhiều chuyên gia, luật sư am hiểu lĩnh vực đầu tư tài chính, từ nhiều góc nhìn đã bày tỏ quan điểm về vụ việc đang thành sự kiện này.

Đúng, sai; ai đúng ai sai trong câu chuyện này cần có thời gian; cần những chứng cứ tin cậy từ hai phía, và hơn hết, cần sự vào cuộc của Ngân hàng Nhà nước, thậm chí của cơ quan chức năng khác…

Trong thời buổi kinh tế thị trường, với xu thế hội nhập sâu rộng trên nền tảng số, có mấy ai không là khách hàng của các thực thể tài chính, đặc biệt là ngân hàng thương mại? Không là khách hàng trên thực tế thì cũng là khách hàng tiềm năng. Có người nói vui, đố ai, thời buổi này, không một lần “qua lại” với ngân hàng!

Có người nói vui, đố ai, thời buổi này, không một lần “qua lại” với ngân hàng

Với mọi loại hình kinh doanh thương mại, nhà kinh doanh luôn tâm niệm khách hàng là thượng đế. Khách hàng là cơ hội, là nguồn sống của mỗi doanh nghiệp. Không có khách hàng, làm sao có động lực phát triển, nguồn thu và lợi nhuận! Vậy nên, các nhà kinh doanh luôn quan tâm xây dựng chiến lược thu hút khách hàng bằng sự thân thiện, tin cậy. Những doanh nghiệp ăn nên làm ra, phát triển bền vững, lớn mạnh không ngừng luôn đề cao chữ tín, coi “chữ tín hơn vàng”. Không một doanh nghiệp nào dựa vào thủ đoạn kinh doanh thiếu minh bạch, lừa dối khách hàng, thậm chí chăng dây gài bẫy trục lợi từ khách hàng mà thành danh, mà nên thương hiệu bền lâu.

Trở lại với sự kiện từ 8,5 triệu thành hơn 8,8 tỉ sau gần 11 năm của một khách hàng với chi nhánh Eximbank.

Eximbank và câu chuyện "lãi mẹ đẻ lãi con" đang là chủ đề nóng trên internet những ngày gần đây. Ảnh: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam

Không ít người đã thử làm con tính: Với số tiền 8,5 triệu đồng, mang gửi tiết kiệm, với lãi suất cao nhất qua từng giai đoạn, sau 11 năm sẽ thành bao nhiêu? Kết quả cho một con số rất khiêm tốn.

Vấn đề là tiền gửi để lấy lãi và tiền cho vay để ăn lời.

Vấn đề là cách tính.

Eximbank tận dụng triệt để cách tính lãi chồng lãi, lãi mẹ đẻ lãi con, thêm lãi cháu, lãi chắt. Khách hàng có vô tình quên hay cố ý quên, thì ngân hàng cũng chẳng có gì phải động lòng. Họ có cây gậy là bản hợp đồng chứa đựng không ít những tình tiết lắt léo mà chỉ có họ mới hiểu hết. Bút sa gà chết. Càng kéo dài thời gian, nợ càng chồng nợ, lãi tăng thêm lãi, chỉ có lợi cho phía ngân hàng, và tất nhiên bất lợi cho phía “thượng đế”.

Quan sát cách tính lãi này, thấy thấp thoáng hình bóng của những quỹ tín dụng ngoài xã hội, mà ta thường gọi là “quỹ tín dụng đen”.

Có phải mọi ngân hàng thương mại đều ứng xử với khách hàng như chi nhánh Eximbank kia?

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia có nhiều trải nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng tỏ sự hoài nghi: “Ngay cả khi tính lãi kép, tức là lãi mẹ đẻ lãi con cộng cả lãi phạt, tôi không thấy cách tính nào để lên con số tiền “khủng” như vậy. Đặc biệt, món nợ sau khoảng 90 ngày mà khách hàng không trả nợ thì ngân hàng đã ngừng hạch toán lãi rồi. Trong khi Eximbank vẫn tính lãi. Tôi không hiểu ngân hàng làm vậy có đúng luật hay không? Tôi rất mong ngân hàng nhà nước công bố kết quả để mọi người đều biết”.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia có nhiều trải nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết

Thời gian gần đây, chúng ta thường nghe người đứng đầu Chính phủ nhắn gửi tới giới kinh doanh, các nhà đầu tư về triết lý “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”. Trong câu chuyện ứng xử giữa chi nhánh Eximbank với khách hàng cụ thể kia, có yếu tố nào thể hiện khái niệm “hài hòa”, “chia sẻ”?

Chuyện phải - trái, sai - đúng, chưa luận bàn. Nhưng chuyện được - mất thì đã lộ diện. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu bày tỏ quan điểm: “Riêng bản thân tôi, không bao giờ tôi dùng thẻ tín dụng. Có tiền mặt thì tôi sẽ sử dụng, hết tiền chấp nhận nhịn đói chứ không dùng thẻ tín dụng”.

Đó là phản ứng xã hội thông thường, không phải cá biệt, dù có phần cực đoan.

Vụ việc có tính sự kiện liên quan đến thẻ tín dụng ở chi nhánh ngân hàng Eximbank còn chưa có hồi kết. Vụ việc tạo ra một cú sốc trong mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp, nhưng đồng thời sẽ là cơ hội khiến khách hàng và doanh nghiệp kịp nhận ra bài học rất đáng giá.

User
Ý KIẾN

Ngày 8/5, sự kiện "Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024" với chủ đề "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số" được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức.

Sau thời gian dài hạ lãi suất, tháng qua, gần 20 ngân hàng đã nâng lãi suất tiền gửi. Động thái tăng lãi suất của nhiều ngân hàng đang là tâm điểm đáng chú ý trên thị trường tiền tệ và điều đặc biệt là làn sóng này đang lan rộng ra nhiều ngân hàng chứ không chỉ ở một vài ngân hàng.

Sau khi tăng mạnh sáng qua, tới cuối giờ chiều cùng ngày, giá vàng SJC lại lập đỉnh mốc mới là 87,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Vàng SJC hôm nay ở đỉnh cao kỷ lục 86 triệu đồng/lượng, vàng thế giới dự báo tuần biến động bất ngờ.

Giá vàng trong nước hôm nay tiếp tục neo ở mức cao. Vàng SJC tiến sát mốc kỷ lục 86 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng tăng đột biến ở hầu hết các thương hiệu vàng, với mức tăng cao nhất gần 900.000 đồng/lượng, tiến sát gần 86 triệu đồng/lượng bán ra.

Hôm nay, các thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều, vẫn đang duy trì quanh 85 triệu đồng/lượng.

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, lần đầu tiên tiền gửi của dân cư tại ngân hàng quay đầu giảm sau khi liên tục tăng trưởng dương 25 tháng liên tiếp trước đó. Không chỉ vậy, tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng giảm hơn 165 nghìn tỷ đồng trong một tháng.

Vao lúc 9 giờ 30 ngày 2/5, Công ty vàng SJC niêm yết giá vàng miếng SJC mua vào 82,5 triệu đồng/lượng, bán ra 84,7 triệu đồng/lượng, giảm 500.000 đồng so với trước kỳ nghỉ lễ bất chấp đà tăng của vàng thế giới.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (mã ck: HPG) đã công bố nghị quyết phát hành thêm 581.5 triệu cổ phiếu, với tỷ lệ 10%, tức cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận thêm 1 cổ phiếu mới.

Hiện đã có hơn 20 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý I/2024. Trong đó, 14 nhà băng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ 0,003%-165%. Song, bức tranh lợi nhuận ba tháng qua cũng phân hoá khi MB, VIB, ACB, BVBank đồng loạt ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm.

Lúc 13h30 ngày 1/5, giá vàng thế giới giảm mạnh khiến cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng giảm. Theo đó, giá vàng miếng SJC lùi về mốc 84 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn lùi sâu về mốc 75 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới trong chiều 30/4 giao ngay ở mức 2.325,77 USD/ounce, giảm 6,64 USD/ounce so với giá vàng chốt phiên giao dịch.

Sáng nay (30/4), giá vàng nhẫn bật tăng trở lại. Theo đó, giá vàng nhẫn tiến sát mốc 77 triệu đồng/lượng.

Vàng SJC neo ở đỉnh lịch sử 85,2 triệu đồng/lượng, trong khi đó vàng nhẫn có xu hướng giảm mạnh.

Chốt phiên hôm qua, giá vàng miếng 9999 tại SJC là 83 triệu đồng/lượng (mua vào) và 85,2 triệu đồng/lượng (bán ra). SJC niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 73,8-75,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng các thương hiệu trong nước được điều chỉnh tăng mạnh lên quanh mốc 85 triệu đồng/lượng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, thanh khoản của các tổ chức tín dụng vẫn dồi dào. Doanh nghiệp, nếu có dự án hiệu quả, đáp ứng điều kiện tín dụng tối thiểu chắc chắn sẽ được cho vay.

Chiều nay, 26/4, giá vàng miếng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng, là mức cao nhất lịch sử. So với cuối ngày hôm qua, giá vàng miếng SJC tăng 800.000 đồng/lượng.

Tính đến hiện tại, đã có 18 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý I/2024. Techcombank tạm dẫn đầu, đứng sau lần lượt là MB, ACB, HDBank và SHB.

Hôm nay, giá vàng trong nước và vàng thế giới tăng trở lại. Hiện vàng SJC giao dịch ở mức 82-84,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Tính đến sáng ngày 25/4, đã có 14 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý I/2024. Trong đó, VPBank, BVBank và OCB là ba ngân hàng mới công bố lợi nhuận với nhiều số liệu đáng chú ý.

Hôm nay, vàng trong nước lại quay đầu tăng sốc sau khi giảm nhiệt vào hôm qua. Tăng từ 1 triệu đến 2 triệu đồng/lượng ở cả chiều bán ra và chiều mua vào.

Tính đến hôm nay 24/4, đã có 11 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý I/2024. Trong đó, có 6 ngân hàng đã cung cấp báo cáo tài chính, 5 ngân hàng còn lại thông báo trong Đại hội đồng cổ đông hoặc qua các phương tiện truyền thông.

Ngân hàng Nhà nước đã bán 110 triệu USD khi tỷ giá trên liên ngân hàng chủ yếu giao dịch quanh mức 25.450/USD trong ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu của các thành viên liên ngân hàng. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 40 đồng mỗi chiều.

Trong nước, giá vàng nhẫn điều chỉnh giảm mạnh tới 800 nghìn đồng/lượng, giao dịch ở mức 76,55 triệu đồng/lượng; vàng miếng SJC cũng điều chỉnh giảm về gần 83 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB - HoSE: MBB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 với thu nhập lãi thuần đạt 9.062 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước.

Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến vào sáng nay 22/4 đã không thể diễn ra vì nhiều nguyên nhân. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi thông báo lùi phiên đấu thầu sang 10h sáng mai 23/4. Xung quanh câu chuyện về giá vàng nói riêng, hay thị trường vàng ở Việt Nam nói chung, có những điều mà không phải ai cũng biết.

Trong tháng 3/2024, tín dụng đã tăng tích cực trở lại sau khi giảm trong hai tháng đầu năm do yếu tố mùa vụ. Đến ngày 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34% so với cuối năm 2023.

Ngày hôm qua, giá vàng trong nước gần như ''bất động'' trong phiên giao dịch cuối tuần. Tuy nhiên, hôm nay (22/4) vàng miếng và vàng nhẫn lại tiếp tục neo ở mức cao với vàng SJC bán ra sát mốc 84 triệu đồng/lượng.

Nhiều ngân hàng vừa công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ với mục tiêu củng cố tiềm lực tài chính, phục vụ mở rộng hoạt động tín dụng và kinh doanh. Đáng chú ý, có ngân hàng đặt mục tiêu tăng gấp đôi vốn điều lệ trong năm nay.

Trên thị trường quốc tế, vàng tăng dữ dội trở lại do vẫn bị chi phối bởi tình hình địa chính trị tại Trung Đông. Trong khi đó, vàng SJC trong nước chỉ tăng nhẹ, 'nín thở' chờ tin tức từ phiên đấu vàng diễn ra đầu tuần tới.

Giá vàng liên tục biến động từ cuối tháng 12/2023 tới nay nhưng không ai biết khối lượng giao dịch thực tế trên thị trường là bao nhiêu. Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ra yêu cầu thực hiện nghiêm việc áp dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch.

Sáng nay, giá vàng nhẫn tăng mạnh theo đà tăng của giá thế giới, lên trên mốc 77 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi có thông tin đấu thầu vàng vào thứ Hai tuần tới.

Giá vàng ngày 20/4 tuy giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, vàng SJC khoảng 83,8 triệu đồng/lượng bán ra; vàng nhẫn bán ra khoảng 77,30 triệu đồng/lượng.

Hôm nay (19/4), Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán USD để can thiệp thị trường cho các ngân hàng có trạng thái ngoại tệ âm và muốn mua, với mức giá 25.450 đồng.

Vàng trong nước tiếp tục neo cao quanh mức 84 triệu đồng/lượng, vàng thế giới bất ngờ tăng vọt trở lại củng cố quanh mức 2.400 USD/ounce.

Suốt thời gian dài, một lượng tiền lớn đã bị rút bất thường khỏi ngân hàng SCB nhưng không hề có dấu hiệu bất thường nào được thể hiện trong các báo cáo kiểm toán của Ernst & Young, Deloitte và KPMG - 3 trong số 'big 4' kiểm toán được cho là hàng đầu tại Việt Nam. Phải chăng các 'bố già' ngành kiểm toán đang có một thứ quyền lực hắc ám nhằm chi phối nền kinh tế thông qua các báo cáo kiểm toán không trung thực?

Tiếp đà tăng giá, vàng SJC trong ngày nghỉ lễ vững vàng vượt mức 84 triệu đồng/lượng.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế thế giới, trong đó đưa ra những đánh giá lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay.

Tỷ giá trung tâm hôm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.231 VND/USD, tăng 90 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Với mức điều chỉnh trên, đây là mức tăng tỷ giá trung tâm mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Tính đến hết tháng 2 vừa qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng âm, giảm 2,8% so với cuối năm trước; nợ xấu tại các công ty tài chính hiện đang ở mức cao gần 15%.

Đà đi lên của giá USD vẫn tiếp tục khi sáng nay một số ngân hàng tăng tới hơn 90 VND. Trên thị trường vàng, giá kim loại quý tăng nhẹ.

Hôm nay, giá vàng trong nước giảm mạnh, tuột khỏi mốc 84 triệu đồng/lượng. So với cuối hôm qua, giá kim loại quý "bốc hơi’’ đến 500.000 đồng/lượng.

Mặc dù thị trường đã trải qua một đợt xả khá mạnh ngay đầu phiên chiều, thậm chí có lúc giảm tới gần 25 điểm so với tham chiếu, nhưng nhờ dòng tiền bắt đáy hoạt động mạnh đã giúp VN-index đóng cửa chỉ số mất chưa tới 1 điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng được xem là nhóm cổ phiếu dẫn dắt và giúp thị trường hồi phục.

Ngân hàng Nhà nước hôm nay công bố tỷ giá trung tâm tại 24.096 đồng, tăng 14 đồng so với cuối tuần. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng giá 22.891 - 25.301 đồng và đây là mức tỉ giá cao kỷ lục từ trước đến nay.